Quân đội Nga trước thời điểm can thiệp quân sự Syria

Trong năm 2015, Nga sẽ hoàn tất thành lập quân chủng mới của quân đội là Lực lượng không quân-vũ trụ (VKS). Việc triển khai các lực lượng này sẽ cho phép sử dụng các hệ thống không quân, các phương tiện tên lửa vũ trụ và phòng không dưới cùng một sự chỉ huy thống nhất.
Xe tăng Armata
Xe tăng Armata

Năm 2015, Bộ Quốc phòng Nga công bố kế hoạch phát triển quân đội. Đứng vị trí đầu tiên là nhiệm vụ phát triển Các lực lượng hạt nhân chiến lược mà theo các nguyên tắc học thuyết của ban lãnh đạo Nga là yếu tố răn đe quan trọng nhất. Năm 2015, Nga dự kiến trang bị cho Các lực lượng hạt nhân chiến lược hơn 50 tên lửa đường đạn xuyên lục địa, tiếp tục hiện đại hóa không quân chiến lược và đưa vào trực chiến các tàu ngầm tuần dương tên lửa chiến lược Vladimir Monomakh và Aleksandr Nevsky.

Trong năm 2015, Nga hoàn tất thành lập quân chủng mới của quân đội là Lực lượng không quân-vũ trụ (VKS). Việc triển khai các lực lượng này sẽ cho phép sử dụng các hệ thống không quân, các phương tiện tên lửa vũ trụ và phòng không dưới cùng một sự chỉ huy thống nhất.

Ngoài ra, trong năm 2015, Nga hoàn thành xây dựng hạ tầng quân sự và triển khai các đơn vị ở Bắc Cực, cụ thể là ở quần đảo Đất Mới (Novaya Zemlya), các đảo Kotelny, Vrangel và mũi Shmidt. Đồng thời cũng tăng cường các cụm quân (lực lượng) ở Crimea và tỉnh Kaliningrad.

Quân đội Nga dự định trang bị các mẫu vũ khí trang bị hiện đại. Vào cuối năm 2015, dự kiến đưa tỷ trọng các mẫu vũ khí hiện đại lên tới 30%. Trọng tâm chú ý sẽ được dành cho các lực lượng răn đe hạt nhân, ở vị trí ưu tiên thứ hai là VKS, tiếp đó được trang bị hiện đại sẽ là các hệ thống liên lạc, tình báo, chỉ huy và tác chiến điện tử. Nga cũng dự định sử dụng tích cực hơn máy bay không người lái và các hệ thống tấn công robot hóa. Không quân vận tải cũng sẽ nhận được các mẫu vũ khí mới.

Người ta cũng dự kiến đưa quân số quân đội Nga lên tới 95%.

Bộ Quốc phòng Nga còn dự định tổ chức cuộc tập trận chỉ huy-tham mưu chiến lược “Trung tâm-2015”, trong đó sẽ thao luyện các vấn đề bảo đảm an ninh ở khu vực Trung Á quan trọng đối với Nga và phối hợp với các đồng minh của Nga trong Tổ chức Hiệp ước An ninh tập thể OKDB. Trong năm 2015, cũng dự định tiến hành cuộc tập trận chung “Lá chắn Liên minh-2015” của quân đội Nga và Belarus.

Để nâng cao và duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu, quân đội Nga tiếp tục tổ chức các cuộc kiểm tra sẵn sàng chiến đấu bất ngờ sát tối đa với điều kiện chiến đấu thực tế.

Quá trình phát triển hạ tầng quân sự vấn tiếp tục, trong đó năm 2015 xây dựng, lắp đặt xong 142 khu quân sự. Ở tất cả các khu quân sự có dân số trên 1.500 người đều có các tổ hợp thể thao với bể bơi, các trung tâm văn hóa, giải trí và các công trình xã hội quan trọng khác. Sẽ tiếp tục hiện đại hóa hệ thống bảo đảm y tế và điều dưỡng dành cho quân nhân, cựu binh và thành viên gia đình họ.

Có tầm quan trọng đối với Bộ Quốc phòng Nga trong năm 2015 là việc tổ chức các cuộc duyệt binh, các hoạt động kỷ niệm, tưởng nhớ nhân 70 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.

Sự kiện trung tâm của các hoạt động kỷ niệm là cuộc duyệt binh ở Hồng Trường, Moscow ngày 9/5/2015 với sự tham gia của binh sĩ của quân đội Nga và các bộ ngành khác, cùng các hệ thống vũ khí trang bị hiện đại.

Bộ Quốc phòng Nga trong năm 2015 đã thông qua các biện pháp nhằm bảo đảm toàn diện cho quân đội Nga, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội, cũng như cải thiện điều kiện xã hội dành cho quân nhân và gia đình họ. Có vị trí quan trọng là việc chuẩn bị kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng của nhân dân Liên Xô trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.

Các vũ khí trang bị cho quân đội Nga năm 2015
 


Lục quân

Vũ khí tiến công chủ yếu của Lục quân Nga là các hệ thống tên lửa chiến dịch-chiến thuật Iskander-M với tên lửa mới có tầm bắn 500 km, độ chính xác 10 m. Tên lửa bay theo quỹ đạo phi đường đạn có cơ động cường độ cao và sử dụng các phương tiện đối phó điện tử, nhờ đó mà các phương tiện phòng không không thể đánh chặn tên lửa.

Iskander có thể mang các loại phần chiến đấu kiểu chùm, phá-mảnh, xuyên và hạt nhân. Mục tiêu là các sở chỉ huy và các đầu mối thông tin liên lạc, các hệ thống tên lửa và pháo phản lực, các phương tiện phòng không/phòng thủ tên lửa, máy bay trên sân bay... Trong năm 2015, quân đội Nga tiếp nhận 2 lữ đoàn Isakander bổ sung cho 5 lữ đoàn hiện có và đến năm 2018 sẽ có 10 lữ đoàn Iskander.

Các lữ bộ binh cơ giới và tăng sẽ nhận được hơn 700 xe tăng, xe chiến đấu bộ binh và xe bọc thép chở quân. Đại bộ phận các xe tăng này là biến thể mới nhất Т-90АМ. Những khác biệt là: tháp mới với hệ thống thông tin-chỉ huy chiến đấu, máy nạp đạn tự động mới và pháo kiêm bệ phóng tên lửa chống tăng có điều khiển cải tiến 125 mm. Thay cho các cần lái quen thuộc là vô lăng và hộp số tự động.

Các xe tăng T-72B được nâng cấp đến cấp độ T-90 sẽ tiếp tục được chuyển giao.

Bộ binh được trang bị các xe thiết giáp cải tiến BMP-3 và BTR-82. Cả 2 loại xe này đều được lắp module chiến đấu Bakhcha. Nhưng trên xe BMP-3, module này lắp pháo kiêm bệ phóng tên lửa chống tăng có điều khiển 100 mm, 1 pháo tự động đồng trục 30 mm, còn trên BTR-82, module này lắp 1 pháo tự động 30 mm và 1 súng máy.

Không quân: 126 máy bay và 88 trực thăng mới.

Chiếm hơn một nửa là các tiêm kích đa năng thế hệ 4++ họ Su-30 và Su-35. Nhiệm vụ của chúng là giành ưu thế trên không, tốc độ 2M, tầm bay trên 3.000 km, tải trọng chiến đấu 8 tấn.

Máy bay tiến công chủ lực sẽ là tiêm kích-bom Su-34 có khả năng sử dụng tất cả các loại vũ khí không đối diện chính xác cao. Tốc độ gần 2M, bán kính chiến đấu 1.100 km, 8 tấn vũ khí trên 12 điểm treo. Trong năm 2015, có thêm 30 chiếc mới tăng cường cho 57 chiếc hiện có trong biên chế.

Ngoài ra, sẽ có thêm 15 máy bay ném bom chiến lược cải tiến.

Không quân lục quân đang được bổ sung nhanh các trực thăng tiến công Mi-28 và Ka-52. Các trực thăng chiến đấu này sẽ chiếm hơn một nửa tổng số trực thăng chuyển giao.

Bộ đội tên lửa phòng không Nga  tiếp nhận 1 lữ đoàn tên lửa phòng không tối tân S-300V4, thêm 3 trong số 10 trung đoàn S-400 sẽ được trang bị lại bằng tên lửa mới tầm bắn 400 km. Các tên lửa này có khả năng chặn đánh không chỉ máy bay mà cả tên lửa đường đạn ở độ cao trên 150 km.

Hạm đội Thái Bình Dương Nga đón nhận các tàu ngầm tên lửa chiến lược tối tân Vladimir Monomakh và Aleksandr Nevsky, mỗi tàu trang bị 16 tên lửa Bulava mang 10 đầu đạn mỗi tên lửa. Địa điểm trú đóng là Vylyuchinsk, Kamchatka, Viễn Đông.

Hạm đội Biển Đen nhận 2 tàu ngầm diesel lớp Varshavyanka (Kilo cải tiến) để tăng cường cho 1 tàu ngầm duy nhất có khả năng chiến đấu của Nga ở Biển Đen vốn đã có 25 năm tuổi.

Các lực lượng tàu mặt nước nhận được 3 tàu corvette (tàu ven bờ) và 1 frigate. Các frigate trước đây được Hải quân Liên Xô/Nga gọi là tàu chống ngầm cỡ lớn, nhưng về bản chất là tàu tuần dương hạt nhẹ có khả năng hoàn thành nhiệm vụ ở bất cứ đâu trên đại dương thế giới. Tất cả các tàu kể trên được trang bị các hệ thống tên lửa, còn pháo chỉ là vũ khí bổ trợ.

Bộ đội Tên lửa chiến lược RVSN

Số hệ thống tên lửa chiến lược hiện đại của RVSN đã vượt quá tỷ lệ 50% và đến cuối năm 2015 đã chiếm 2/3. 4 trung đoàn trang bị tên lửa mới sẽ vào trực chiến. Các tên lửa Topol mang 1 đầu đạn đang được thay thế bằng Yars mang 4 đầu đạn. Tổng cộng, RVSN nhận được 50 tên lửa đường đạn xuyên lục địa.

Theo VND