Quan chức Trung Quốc bôi đen phán quyết Tòa PCA bị báo Hồng Kông chê tơi tả

VietTimes -- Nhật báo Bình Quả của Hồng Kông bình luận, quan chức Trung Quốc đã giả ngây giả ngô, kêu gào trọng tài "phi pháp", phán quyết là một "tờ giấy lộn", thậm chí cho rằng 5 thẩm phán của PCA đã "ăn tiền của Philippines", "phục vụ có thù lao", qua đây để kích động người dân, hành động này đã khiến cho các học giả luật pháp quốc tế phải "trố mắt đứng nhìn".
Ngày 13/7/2016, Chính phủ Trung Quốc tổ chức cuộc họp báo công bố Sách trắng "Trung Quốc kiên trì thông qua đàm phán giải quyết tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines ở Biển Đông". Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân đã có nhiều phát biểu hạ
Ngày 13/7/2016, Chính phủ Trung Quốc tổ chức cuộc họp báo công bố Sách trắng "Trung Quốc kiên trì thông qua đàm phán giải quyết tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines ở Biển Đông". Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân đã có nhiều phát biểu hạ

Tờ Nhật báo Bình Quả của Hồng Kông ngày 14/7 cho rằng Tòa trọng tài thường trực Liên hợp quốc (PCA) vừa đưa ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan tranh chấp ở Biển Đông. 

Theo phán quyết này, Trung Quốc không những mất đi giá trị pháp lý của "yêu sách đòi chủ quyền ở Biển Đông" trên đấu trường luật pháp quốc tế, hơn nữa còn bị phán quyết là "kẻ gây rối" ở Biển Đông.

Trong cuộc họp báo ngày 13/7 giới thiệu về Sách trắng “Trung Quốc kiên trì thông qua đàm phán giải quyết tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines ở Biển Đông”, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân đã tìm cách hạ thấp uy tín của PCA.

Thậm chí ông Lưu Chấn Dân lôi cả gốc gác người Nhật của ông Shunji Yanai, người chỉ định 4 trọng tài trong vụ kiện lần này để bôi đen PCA. 1 trọng tài còn lại do Philippines tự lựa chọn. Trung Quốc không tham gia, nên mất quyền lợi chỉ định 1 trọng tài.

Lưu Chấn Dân chỉ trích: tiền công của 5 trọng tài viên của PCA không phải do Liên hợp quốc chi trả, mà là tự kiếm tiền và tiền này là tiền của Philippines, thậm chí còn có tiền của người khác cho. Họ "phục vụ có thù lao".

Qua một hồi nói lên nói xuống, trong cuộc họp báo này, Lưu Chấn Dân kết luận hùng hồn rằng PCA không có thẩm quyền thụ lý vụ kiện của Philippines, phán quyết của PCA là “tờ giấy lộn”, “phi pháp” và “vô giá trị”; đồng thời cho biết Bắc Kinh kiên quyết từ chối chấp nhận phán quyết của PCA và khăng khăng yêu sách vô lý, phi pháp ở Biển Đông.

Quách Vệ Dân, phát ngôn viên Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện Trung Quốc cũng có mặt tại cuộc họp báo.
Quách Vệ Dân, phát ngôn viên Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện Trung Quốc cũng có mặt tại cuộc họp báo.

Nhật báo Bình Quả của Hồng Kông bình luận, quan chức Trung Quốc đã giả ngây giả ngô, kêu gào trọng tài "phi pháp", phán quyết là một "tờ giấy lộn", thậm chí cho rằng 5 thẩm phán của PCA đã "ăn tiền của Philippines", "phục vụ có thù lao", qua đây để kích động người dân, hành động này đã khiến cho các học giả luật pháp quốc tế phải "trố mắt đứng nhìn"!

Các phát biểu của Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc được bài báo cho là đã cố tình bôi đen, hạ thấp phẩm chất, nhân cách của các thẩm phán PCA, điều này thực sự đã “gây xôn xao dư luận”.

Nhật báo Bình Quả cho hay, những luật sư Trung Quốc luôn ra rả cụm từ “Biển Đông của Trung Quốc” cũng phải than thở rằng: "Trình độ ngoại giao (được thể hiện qua các phát ngôn) như vậy không thể bằng thời nhà Thanh (triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc)". Luật sư này mong muốn các quan chức ngoại giao Trung Quốc cần hành xử ở cấp độ văn hóa cao hơn.

Nhật báo Bình Quả cho rằng, Bắc Kinh thực chất đã "kiểm soát chặt chẽ dư luận", không để người dân tìm hiểu chân tướng sự thật, nghiên cứu nguyên nhân, khiến cho người dân nước này bị kích động rất lớn, la ó om sòm trên trang mạng.

Có học giả chỉ ra rằng mô hình vận hành của PCA được quy định rõ ràng, Bắc Kinh không nên bôi đen cố tình bôi đen các thẩm phán có uy tín của PCA như vậy. 

Trên thực tế, bất cứ thành viên nào của cộng đồng quốc tế muốn kiện lên Tòa trọng tài quốc tế (PCA) thì họ đều buộc phải trả một khoản chi phí nhất định. Qua đây, bài viết đã bác bỏ quan điểm sai trái của Bắc Kinh đối với hoạt động của PCA.

Bài viết nhấn mạnh, rõ ràng PCA được thành lập phù hợp với thủ tục đã định, chứ không như Trung Quốc tuyên truyền xuyên tạc. Bắc Kinh đã trở nên bị động là do họ từ bỏ quyền được tham gia vụ kiện của Philippines.

Bất chấp phán quyết đúng đắn, công khai, minh bạch, công bằng của PCA, được cộng đồng quốc tế phổ biến công nhận, Bắc Kinh đã cố tình và ra sức đả kích PCA bằng những ngôn từ không đáng và không nên có.

Đón đọc phần tiếp theo: Sau phán quyết của PCA, Trung Quốc nóng lòng với “hợp tác”