Học giả Trung Quốc dụ bà Thái Anh Văn “cùng hợp tác ở Biển Đông để rửa mối thù chung“

VietTimes -- Chinatimes ngày 13/7 cho hay đối với vụ kiện Trung Quốc của Philippines ở Tòa trọng tài thường trực Liên hợp quốc (PCA), Chính phủ Đài Loan đưa ra lập trường tuyệt đối không chấp nhận, đồng thời ngày 13/7 điều tàu tuần phòng Địch Hóa lớp Khải Định (hải quân) đến Biển Đông "tuần tra".
Tổng thống Đài Loan, bà Thái Anh Văn thăm tàu tuần phòng Địch Hóa lớp Khải Định, Hải quân Đài Loan.
Tổng thống Đài Loan, bà Thái Anh Văn thăm tàu tuần phòng Địch Hóa lớp Khải Định, Hải quân Đài Loan.


Kêu gọi hai bờ hợp tác để “phá vỡ cục diện bế tắc”

Mã Hiểu Quang, phát ngôn viên Văn phòng Công tác Đài Loan của Quốc vụ viện Trung Quốc cho rằng, Chính phủ và Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã ra tuyên bố để bày tỏ lập trường. 

Đáng chú ý, ông ta kêu gọi hai bờ eo biển Đài Loan hợp tác bảo vệ cái gọi là "chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển ở Biển Đông, cùng bảo vệ lợi ích căn bản và chỉnh thể của dân tộc Trung Hoa", tức là bảo vệ yêu sách “đường chín đoạn” (đường lưỡi bò) vô lý, phi pháp.

Học giả Trung Quốc cho rằng tuyên bố của nhà cầm quyền Thái Anh Văn thể hiện hai bờ có "mối thù chung" (bất chấp thực tế là yêu sách của Bắc Kinh ở Biển Đông là hoàn toàn phi pháp nhưng Trung Quốc lại muốn biến điều phi pháp này thành "mối thù" nhằm gạ gẫm Đài Loan - PV), Trung Quốc có thể tái khởi động đường dây nóng giữa Ủy ban Đại lục của Đài Loan với Văn phòng Công tác Đài Loan của Quốc vụ viện Trung Quốc. 

Theo đó, học giả Trung Quốc xúi giục, cho rằng hai bên vẫn có thể "thỏa thuận ngầm" về hợp tác quân sự, nhà cầm quyền Thái Anh Văn "cần nắm bắt cơ hội, sử dụng vấn đề Biển Đông để phá vỡ 'cục diện bế tắc' hiện nay".

Vu Vĩnh Bình, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Đài Loan, Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc cho rằng phán quyết về vấn đề Biển Đông của PCA thực sự đem lại một nền tảng và cơ hội "hợp tác" mới cho hai bờ, đặc biệt là phản ứng của chính quyền Thái Anh Văn về cơ bản tương đối “thống nhất” với Trung Quốc, có thể coi là "thiện chí" với cấp cao Bắc Kinh.

Tổng thống Đài Loan, bà Thái Anh Văn thăm tàu tuần phòng Địch Hóa lớp Khải Định, Hải quân Đài Loan.
Tổng thống Đài Loan, bà Thái Anh Văn thăm tàu tuần phòng Địch Hóa lớp Khải Định, Hải quân Đài Loan.

Vu Vĩnh Bình cho rằng việc hai bên đưa ra các tuyên bố riêng không “thừa nhận” trọng tài Biển Đông trong thời gian đầu đã cho thấy vấn đề “khó khăn” của hai bờ trong vấn đề Biển Đông là "thống nhất", tiếp theo hai bờ có thể "bàn bạc các loại cách thức hợp tác tiềm năng".

Vu Vĩnh Bình cho rằng, hiện nay, khả năng hợp tác trực tiếp tương đối thấp, nhưng sự linh hoạt trong "thỏa thuận ngầm" sẽ "tương đối nhiều, rất nhiều". 

Bên cạnh kêu gọi hai bên ủng hộ nhau trong việc đưa ra các tuyên bố, Vu Vĩnh Bình còn xúi giục nhà cầm quyền Thái Anh Văn tận dụng cơ hội lần này để “mở ra cánh cửa lớn đối thoại chính thức” giữa hai bờ.

Bởi vì, theo Vu Vĩnh Bình kích động, hai bờ có "mối thù chung" trong vấn đề Biển Đông, đề xuất Trung Quốc cần tái khởi động đường dây nóng giữa Ủy ban Đại lục của Đài Loan và Văn phòng Công tác Đài Loan của Trung Quốc trong ngắn hạn.

Đối với vấn đề này, Vu Vĩnh Bình cho rằng, mặc dù hiện nay hai bờ hoàn toàn không có bất cứ cơ chế hợp tác quân sự nào, nhưng điều có thể dự kiến là Trung Quốc có thể triển khai tập trận (đe dọa quân sự) ở Biển Đông trong thời gian tới.

Khi đó, Đài Loan có thể tận dụng thời cơ điều tàu chiến đến "tuần tra" (bất hợp pháp) ở đảo Ba Bình, cùng tạo ra cái thế gọi là "hai bờ nhất trí trong vấn đề Biển Đông".

Tổng thống Đài Loan, bà Thái Anh Văn thăm tàu tuần phòng Địch Hóa lớp Khải Định, Hải quân Đài Loan.
Tổng thống Đài Loan, bà Thái Anh Văn thăm tàu tuần phòng Địch Hóa lớp Khải Định, Hải quân Đài Loan.

Nghê Vĩnh Kiệt, Phó viện trưởng thường trực Viện nghiên cứu Đài Loan ở Thượng Hải, Trung Quốc cho rằng kết quả trọng tài đã đụng chạm vào "giới hạn" của bà Thái Anh Văn, vì vậy bất kể là chống Trung Quốc hay thân Mỹ, sách lược Biển Đông tốt nhất của chính quyền Đảng Dân Tiến hiện nay chính là cùng Trung Quốc "hợp tác ra tuyên bố", không nên tiếp tục có bất cứ "ảo tưởng" nào với Mỹ.

Nghê Vĩnh Kiệt cho rằng hiện nay vấn đề Biển Đông thực sự là một cơ hội để hai bờ “khôi phục đối thoại”, chính quyền Thái Anh Văn nếu có thể tiếp tục nhấn mạnh Biển Đông là "lãnh thổ cố hữu" của Trung Hoa Dân Quốc, chứng minh hai bờ “cùng thuộc một quốc gia”, sẵn sàng "bảo vệ chủ quyền Biển Đông" xuất phát từ quy định pháp luật của mỗi bên, thì có thể làm "phá băng" quan hệ hai bờ hiện nay.

Đài Loan muốn đàm phán “đa phương”, điều sớm tàu chiến đi Ba Bình

Đa Chiều, một tờ báo của người Hoa ở Mỹ ngày 13/7 cho biết, phản ứng với phán quyết của PCA, ngày 12/7, Phủ Tống thống Đài Loan ra tuyên bố tái khẳng định cái gọi là "chủ quyền của Đài Loan" đối với các đảo và vùng biển trên Biển Đông. 

Tàu tuần phòng Địch Hóa lớp Khải Định, Hải quân Đài Loan rời khỏi Đài Loan vào ngày 13/7, sau hai ngày có thể đến đảo Ba Bình (Việt Nam). Hành động triển khai tàu chiến này của Đài Loan là bất hợp pháp. Ảnh: UDN Đài Loan.
Tàu tuần phòng Địch Hóa lớp Khải Định, Hải quân Đài Loan rời khỏi Đài Loan vào ngày 13/7, sau hai ngày có thể đến đảo Ba Bình (Việt Nam). Hành động triển khai tàu chiến này của Đài Loan là bất hợp pháp. Ảnh: UDN Đài Loan.

Đồng thời Phủ Tổng thống Đài Loan cho biết Đài Loan tuyệt đối không chấp nhận phán quyết của PCA, chủ trương phán quyết của PCA không có khả năng ràng buộc đối với Đài Loan.

Đài Loan chủ trương giải quyết hòa bình tranh chấp Biển Đông bằng đàm phán “đa phương”; sẵn sàng cùng các nước liên quan thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực Biển Đông. 

Bà Thái Anh Văn còn triệu tập các quan chức đứng đầu các bộ ngành như Viện Hành chính (Chính phủ), Ủy ban An ninh quốc gia, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ để bàn việc, lắng nghe ý kiến, đưa ra đối sách.

Đáng chú ý, Bộ Quốc phòng Đài Loan đã điều tàu tuần phòng lớp Khải Định thuộc hạm đội 124 hải quân rời khỏi Đài Loan sớm hơn dự kiến, bắt đầu từ ngày 13/7 lên đường đến Biển Đông tiến hành “tuần tra”. 

Theo trang Wikipedia, loại tàu tuần phòng lớp Khải Định có lượng giãn nước 3.200 - 3.600 tấn, dài 125 m, rộng 15,4 m, mớn nước 4,1 m, động cơ dầu diesel, tốc độ 25 hải lý/giờ, khoảng cách chạy liên tục 7.408 km; chở theo 20 sĩ quan, 156 binh lính; chỉ huy tàu mang hàm Thượng tá. 

Vũ khí trang bị của tàu Khải Định gồm có 1 khẩu pháo bắn nhanh 75 ly, một bệ bắn tên lửa phòng không 4 nòng, 2 hệ thống bắn tên lửa chống hạm Hùng Phong-2 với 4 nòng, 2 khẩu pháo L/70 40 ly, 1 khẩu pháo bắn nhanh MK-15, 2 bệ phóng ngư lôi MK-32 với 3 nòng, 2 hệ thống bắn mồi nhử Mk2. Tàu này còn chở theo 1 máy bay trực thăng săn ngầm S-70C (M), 2 thuyền đột kích ETN.

Thái Anh Văn chưa có kế hoạch đến Ba Bình

Tàu tuần phòng Địch Hóa lớp Khải Định, Hải quân Đài Loan rời khỏi Đài Loan vào ngày 13/7, sau hai ngày có thể đến đảo Ba Bình (Việt Nam). Hành động triển khai tàu chiến này của Đài Loan là bất hợp pháp. Ảnh: UDN Đài Loan.
Tàu tuần phòng Địch Hóa lớp Khải Định, Hải quân Đài Loan rời khỏi Đài Loan vào ngày 13/7, sau hai ngày có thể đến đảo Ba Bình (Việt Nam). Hành động triển khai tàu chiến này của Đài Loan là bất hợp pháp. Ảnh: UDN Đài Loan.

Ngoài tham dự hội nghị với các quan chức cấp cao, 8 giờ 20 phút sáng ngày 13/7, Tổng thống Đài Loan, bà Thái Anh Văn còn đến khu vực đóng quân Uy Hải để thị sát bộ chỉ huy hạm đội.

BBC Anh ngày 13/7 dẫn lời bà Thái Anh Văn cho rằng kết quả phán quyết của PCA đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho “quyền lợi” của Đài Loan đối với các đảo và vùng biển liên quan trên Biển Đông, Đài Loan không loại trừ tất cả các hành động trong việc “bảo vệ chủ quyền Biển Đông”. 

Trước câu hỏi của phóng viên, Phủ Tổng thống Đài Loan không hề xác nhận khả năng bà Thái Anh Văn có thể khẳng định “chủ quyền” ở Biển Đông bằng cách “đổ bộ lên đảo” (đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện bị Đài Loan chiếm đóng bất hợp pháp).

Người phát ngôn Phủ Tổng thống Đài Loan đã bác bỏ tin đồn bà Thái Anh Văn có kế hoạch “thị sát” đảo Ba Bình để tuyên bố chủ quyền, cho biết: “Hiện nay chưa có kế hoạch, trong tương lai không loại trừ”. 

Mã Anh Cửu, người tiền nhiệm của bà Thái Anh Văn từng ngang nhiên đến đảo Ba Bình (Việt Nam) vào ngày 28/1/2016, có ý đồ khẳng định Ba Bình là “đảo”, chứ không phải là “đá” như PCA vừa đưa ra phán quyết.