Con số quy trình càng nhỏ, số lượng transistor được nhét vào bên trong chip sẽ nhiều hơn, giúp tăng hiệu năng của con chip cũng như khả năng tiết kiệm năng lượng tốt hơn. Và quang khắc cực tím (EUV) là một phương pháp đánh dấu die chip cho vị trí đặt transistor chính xác hơn. Con chip đầu bảng hiện tại của Qualcomm đang là Snapdragon 855+, một phiên bản ép xung của Snapdragon 855, được tăng 15% về đồ họa.
Tuy nhiên, sự kiện ra mắt này có thể là vì một lý do khác. Theo dự kiến, một số thiết bị Android mới sẽ được ra mắt vào thứ 3 tuần này, bao gồm bộ đôi Xiaomi Mi 9 Pro 5G và Xiaomi Mi MIX Alpha, Xperia 5 và Realme X2. Tất cả những thiết bị này đều sẽ đi kèm SoC Snapdragon. Cụ thể, Mi 9 Pro 5G và Mi MIX Alpha dự kiến sẽ sử dụng Snapdragon 855+, trong khi đó, Xperia 5 lại là SoC Snapdragon 855 chhuẩn và Snapdragon 730G đối với Realme X2. Hôm qua, Xiaomi đã "nhá hàng" về sự kiện của mình. Và có lẽ, số "3" có trong bức ảnh nhiều khả năng cũng ám chỉ 3 nhà sản xuất smartphone.
Dù Samsung đang trong quá trình chế tạo và sản xuất Snapdragon 865, thế nhưng, Qualcomm lại chọn Taiwan Semiconductor Manufacturing Company (TSMC) để phát triển con chip Snapdragon 875 Mobile Platform trong năm 2021.
Xưởng đúc chip độc lập lớn nhất thế giới, TSMC, đã từng tung ra dây chuyền lắp ráp chip cho nhiều công ty tự thiết kế những con chip riêng mình mà không có nhà máy để sản xuất chúng. Chẳng hạn, cả Apple lẫn Huawei đều thiết kế SoC của riêng mình, như A13 Bionic và Kirin 990. Nhưng cả 2 đều phải dựa vào TSMC để sản xuất con chip mà họ đã thiết kế.
Theo truyền thống, Galaxy S mới của Samsung sẽ là dòng sản phẩm đầu tiên sử dụng con chip Snapdragon mới được phát hành toàn cầu, và đối với Snapdragon 865 trong năm tới cũng sẽ vậy. Chiếc điện thoại đầu tiên sử dụng Snapdragon 855 Mobile Platform chính là Xiaomi Mi 9, thế nhưng, thiết bị này không được bán ra trên toàn cầu.
2019 là một năm hỗn độn đối với Qualcomm. Bắt đầu từ mối thù giữa nhà thiết kế chip này với Apple buộc cả hai phải hầu tòa nhiều lần. Qualcomm cũng là bị đơn trong vụ kiện chống độc quyền do FTC đưa ra. Phiên tòa xét xử không có bồi thẩm đoàn này đã diễn vào hồi tháng 1 do Thẩm phán Lucy Koh chủ tọa. Trong quá trình tố tụng, Apple và các công ty khác đã đứng ra làm chứng chống lại những hoạt động bán hàng của Qualcomm, bao gồm chính sách "không giấy phép, không có chip", sự tính toán tiền bản quyền dựa trên giá bán lẻ của điện thoại và không cấp phép bằng sáng chế thiết yếu cho phương thức Fair, Reasonable and Non-Discriminatory (FRAND).
Mọi thứ đã dần trở nên tốt hơn vào hồi tháng 4 khi cuộc chiến giữa Qualcomm và Apple đã kết thúc. Cả hai bên đều đồng ý ngồi lại thỏa thuận với nhau. Tất cả các hành động pháp lý giữa 2 công ty đã tạm ngưng. Apple đã phải chi trả cho Qualcomm một khoản tiền khoảng 4,5 tỉ USD. Đổi lại, Apple được cấp giấy phép 6 năm (với tùy chọn 2 năm) và Qualcomm sẽ cung cấp chip cho Táo khuyết trong nhiều năm.
Niềm vui đến với Qualcomm chỉ được một tháng khi hồi tháng 5, Thẩm phán Koh phán quyết rằng Qualcomm đã có hành vi chống cạnh tranh. Với bản án này, công ty thiết kế chip này buộc phải thay đổi toàn bộ hoạt động kinh doanh hiện tại. Dù Thẩm pháp Koh từ chối cho phép Qualcomm giữ quyên hiện trạng cho đến khi tất cả các kháng cáo hết hạn, thế nhưng, tháng trước, Tòa án phúc thẩm Ninth Circuit tại Mỹ đã chấp nhận điều này.
Nếu trong trường hợp kháng cáo không thành công, Qualcomm sẽ buộc phải thay đổi và đám phán lại tất cả các hợp đồng hiện tại với các công ty sản xuất điện thoại. Điều này rất phức tạp và mất nhiều thời gian. Công ty thiết kế chip này đã yêu cầu giữ nguyên hiện trạng bởi họ không muốn trải qua quá trình này. Họ buộc phải thắng kháng cáo và thỏa thuận về một loạt hợp đồng mới.
Theo Tạp chí Diễn đàn đầu tư
https://vnreview.vn/tin-tuc-kinh-doanh/-/view_content/content/2937352/qualcomm-co-the-gioi-thieu-con-chip-flagship-the-he-tiep-theo-cua-minh-vao-ngay-24-09
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu