Theo ông Trần Sỹ Thanh, nhà máy PVTEX - do nắm giữ hơn 75% vốn cổ phần - đã tạm dừng sản xuất từ tháng 9/2015 do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là nguyên nhân từ những vấn đề liên quan đến cân đối nguồn vốn.
Sau đó, Trung ương đã chỉ đạo Bộ Công thương, PVN khôi phục hoạt động 5 dự án trọng điểm, trong đó có PVTex.
Hiện, theo chỉ đạo của PVN, PVTex đang phối hợp với các đối tác nước ngoài có thế mạnh về nguồn vốn và công nghệ để tái khởi động nhà máy sản xuất trở lại.
Để thực hiện mục đích này, ông Trần Sỹ Thanh đề nghị Hải Phòng hỗ trợ, giúp giải quyết 4 vấn đề. Cụ thể gồm giải quyết các vấn đề pháp lý trong việc đầu tư tái khởi động nhà máy để các đối tác yên tâm đầu tư vốn sản xuất
Thứ hai là bảo đảm các điều kiện về cơ sở hạ tầng cho nhà máy, nhất là cung cấp điện có chất lượng đảm bảo và đầy đủ.
Về khoản tiền điện tổng cộng 72,9 tỷ đồng PVTex đang nợ, ông Trần Sỹ Thanh thay mặt các cổ đông của nhà máy đề nghị được trả theo lộ trình. Đồng thời, đối với điện sản xuất sắp tới, đề nghị Khu Kinh tế Đình Vũ thu tiền theo chi phí thực tế để giảm gánh nặng cho doanh nghiệp
Đề nghị nữa là thành phố Hải Phòng cấp lại hơn 7 ha đất đã thu hồi trước đó để xây dựng khu nhà ở cho CBCNV của PVTex.