Nội dung chính của hội nghị là “Thực hiện quy trình giới thiệu nhân sự Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc PV Drilling” - theo như văn bản mà Hội đồng quản trị (HĐQT) PVD đã gửi cho ông Nguyễn Vũ Trường Sơn - Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), hôm 12/12/2018.
Trước đó, vào ngày 30/11, Hội đồng thành viên PVN đã cũng đã có công văn gửi PVD về công tác cán bộ của công ty.
Được biết, Chủ tịch đương nhiệm của PVD hiện là ông Đỗ Văn Khạnh - người có kinh nghiệm hơn 35 năm trong lĩnh vực khoan dầu khí, trình độ chuyên môn là Kỹ sư khoan Dầu khí và Tiến sĩ Địa chất Dầu khí.
Bắt đầu tham gia công tác trong ngành dầu khi từ năm 1984, ông Khạnh từng là Kỹ sư khoan Công ty Dầu khí Thái Bình; Kỹ sư khoan PetroVietnam II; Trưởng đại diện PetroVietnam tại Đà Nẵng (tiền thân của Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí - PVEP) và Phó Giám đốc Công ty Liên doanh Khoan Odfjell.
Ông Đỗ Văn Khạnh hiện đang là Chủ tịch HĐQT PV Drilling (Nguồn: PVD)
|
Bắt nguyên Tổng Giám đốc Vinashin và Phó Tổng Giám đốc SBIC |
Sinh năm 1961, Chủ tịch PVD Đỗ Văn Khạnh năm nay 57 tuổi, có nghĩa là chưa đến tuổi nghỉ hưu theo chế độ. Trong trường hợp được cho thôi chức Chủ tịch HĐQT, chưa rõ ông Khạnh có tiếp tục công tác tại PVD hay được điều chuyển, bổ nhiệm sang vị trí mới nào (!?).
Bên cạnh đó, vị trí Tổng Giám đốc PVD hiện do ông Phạm Tiến Dũng, trình độ Kỹ sư Cơ khí và Cử nhân Ngoại ngữ - Anh văn, đảm nhiệm. Ông Dũng sinh năm 1967, trẻ hơn ông Đỗ Văn Khạnh khoảng 6 tuổi.
Ông Phạm Tiến Dũng bắt đầu làm việc cho các công ty dịch vụ dầu khí đa quốc gia từ năm 1992. Từ năm 2001 đến tháng 8/2010, ông Dũng đảm nhiệm các nhiều chức vụ khác nhau tại PVD như: Giám đốc Xí nghiệp Khoan Dầu khí (thuộc PVD), Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Xí nghiệp Điều hành Khoan, Phó Tổng Giám đốc thường trực.
Kể từ tháng 8/2010 đến nay, ông Phạm Tiến Dũng nắm giữ vị trí Tổng Giám đốc của PVD.
Chân dung ông Phạm Tiến Dũng - Tổng Giám đốc PV Drilling (Nguồn: PVD)
|
Tương tự trường hợp của ông Đỗ Văn Khạnh, hiện chưa rõ nếu được thông qua việc miễn nhiệm vị trí Tổng Giám đốc, ông Dũng sẽ tiếp tục gắn bó với PVD tại một vị trí khác hay được điều chuyển, bổ nhiệm sang vị trí mới.
Dẫu vậy, như đã đề cập, hội nghị công tác cán bộ ngày 18/12 sắp tới của PVD sẽ xoay quanh việc "thực hiện quy trình giới thiệu nhân sự" nên không loại trừ khả năng, đến lúc này Ban quản trị nguồn nhân lực PVN đã có phương án về người thay thế ông Đỗ Văn Khạnh và ông Phạm Tiến Dũng.
PVN hiện vẫn là cổ đông chi phối PVD, với tỷ lệ sở hữu quá bán. Do đó, phương án nhân sự mà PVN đề xuất sẽ giành được đa số phiếu biểu quyết ở ĐHĐCĐ PVD.
Trước đó, theo nguồn tin của VietTimes, cuối tháng 7/2018, PVN đã có văn bản gửi Bộ Công thương giải trình ý kiến của các bộ/ngành và bổ sung, hoàn thiện Đề án tái cơ cấu toàn diện PVN giai đoan 2017 - 2025.
Theo đó, vì hoạt động của PVD có yếu tố nhạy cảm liên quan đến an ninh và quốc phòng, nên PVN kiến nghị giảm tỷ lệ sở hữu tại doanh nghiệp này từ mức 50,4% xống còn 36% vốn điều lệ trong giai đoạn từ năm 2018 - 2020.
Tỷ lệ sở hữu 36% vốn điều lệ được PVN cho biết là vừa đủ để tập đoàn này vẫn có thể tham gia quản lý điều hành PVD theo quy định của pháp luật và điều lệ doanh nghiệp./.