Apple – một ông lớn trong lĩnh vực công nghệ, nổi tiếng với những sản phẩm di động như điện thoại thông minh, laptop, máy tính bảng… đang cho thấy tham vọng với những dự án xe hơi công nghệ cao của mình. Tuy nhiên, vào năm ngoái, những dự án này có phần chững lại. Mới đây, tờ báo New York Times đã phân tích và lý giải về việc này.
Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả về quá trình phát triển và thất bại của dự án Project Titan. Năm người từng có liên quan tới dự án này đã chia sẻ trên tờ Times rằng Apple muốn thay đổi hoàn toàn cách con người tương tác với chiếc xe. Không giống như những lần thay đổi trước với giao diện máy tính hay những chiếc điện thoại, lần thay đổi này đã thất bại.
Trong cuộc nói chuyện có một chi tiết rất đáng chú ý: “Apple đã hướng đến việc sáng tạo ra một loại bánh xe mới. Theo đó, Apple sẽ sử dụng những chiếc bánh xe dạng khối cầu để thay cho những bánh xe hình tròn truyền thống. Điều này sẽ giúp cho chiếc xe có khả năng di chuyển linh hoạt hơn rất nhiều.
Thực ra Apple không phải là cái tên đầu tiên nghĩ tới việc phát triển bánh xe hình cầu. Trước đó, chúng ta có thể nhắc tới Audi với mẫu concept RSQ sử dụng bánh xe dạng hình cầu. Tất nhiên, Apple đã không hề sai lầm với ý tưởng về loại bánh xe mới này. Điều cơ bản là Apple không có kinh nghiệm trong việc tạo ra những sản phẩm có những đặc tính khác và không chỉ dừng lại ở bề ngoài ấn tượng cũng như hiệu suất hoạt động.
Một chiếc xe ô tô có thể giết chết bạn nhưng một chiếc iPhone hoặc iPod thì không (tất nhiên là trừ những tình huống hết sức đặc biệt). Không thể dựa vào một vài bài kiểm tra đơn lẻ để đánh giá nó là một sản phẩm đột phá và có thể chạy trên đường. Phải đánh giá những chiếc xe một cách hết sức nghiêm túc, đẩy nó đến những giới hạn cao nhất để tìm ra những điểm thiếu sót, những lỗi có thể gây ra tai nạn chết người.
Và đó cũng chưa phải là tất cả, vẫn còn nhiều cuộc kiểm tra cần được thực hiện cũng như các vấn đề liên quan đến việc xin cấp phép sử dụng các công nghệ mới trước khi tính đến những bước xa hơn. Và những chiếc bánh xe cũng không phải ngoại lệ.
Ngoài ra, dự án Project Titan vẫn còn nhiều điểm rất thiếu hợp lý. Ngay từ khi mới bắt đầu, những người tham gia dự án đã được xem xét tổng thể các chi tiết, bao gồm hệ thống cửa gắn động cơ với khả năng đóng/mở rất khẽ. Những người thợ trong nhóm này cũng được học cách thiết kế lại nội thất của xe mà không có vô-lăng và bàn đạp chân ga, cũng như kết hợp công nghệ thực tế ảo VR và thực tế ảo tăng cường AR vào bên trong cabin của xe.
Không chỉ thế, đội ngũ này còn được tiếp cận với công nghệ cảm biến khoảng cách và ánh sáng mới mang tên Lidar. Cảm biến này có vai trò vô cùng quan trọng đối với những chiếc xe tự lái, thường được đặt ở phần nóc xe và thò ra bên ngoài. Trong khi đó, Apple luôn hướng tới phong cách thiết kế “gọn gàng” và muốn loại bỏ bộ phận “có vẻ thừa thãi” này.
Tất cả những đặc điểm này đều là những thứ rất mới mẻ và khá ấn tượng nhưng cũng khả thi mặc dù chúng sẽ góp phần tạo nên một chiếc xe khác xa với định nghĩa của rất nhiều người. Tuy nhiên, vấn đề chính ở đây là Apple không đủ khả năng để thực hiện bất kỳ chi tiết nào được nêu ở trên. Và lý do chính khiến cho dự án thất bại chính là Apple chưa bao giờ thực sự nhận ra những điểm khác nhau cơ bản trong việc phát triển một thiết bị điện tử cá nhân và một chiếc xe hơi. Có thể nói đây là hai công việc khác nhau hoàn toàn.