“Rà soát và bóc gỡ mã độc trên toàn quốc năm 2020” là chiến dịch vì cộng đồng do NCSC Việt Nam thực hiện nhằm mục tiêu giảm tỷ lệ lây nhiễm mã độc và giảm địa chỉ IP nằm trong 10 mạng botnet phổ biến thông qua việc loại bỏ phần mềm độc hại khỏi các thiết bị đầu cuối bằng cách sử dụng những công cụ và giải pháp chống phần mềm độc hại, cũng như chặn kết nối của các mạng này với máy chủ.
Người dùng Việt Nam được sử dụng phần mềm phòng chống mã độc miễn phí tại website https://khonggianmang.vn.
Ông Trần Quang Hưng - Giám đốc NCSC cho biết: “Liên minh chiến lược với các chuyên gia an ninh mạng từ nước ngoài là cần thiết để NCSC đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số và tăng cường khả năng tình báo mối đe dọa an ninh mạng. Kaspersky là đối tác quan trọng của NCSC và đã đồng hành cùng chúng tôi trong một thời gian dài”.
Hàng loạt công cụ rà soát và bóc gỡ mã độc đã được cập nhật trên website của Trung tâm Giám sát an tòn không gian mạng Quốc gia.
|
Nguồn cấp dữ liệu tình báo, mối đe dọa an ninh mạng của Kaspersky, được bổ sung góc nhìn từ các nhà nghiên cứu của Kaspersky. Mỗi ngày, nhóm nghiên cứu chống phần mềm độc hại của Kaspersky xử lý hơn 325.000 tệp độc hại mới được phát hiện để đảm bảo mỗi người dùng đều đang được bảo vệ tối đa, đồng thời, tạo ra cơ sở dữ liệu trong thời gian thực về các mối đe dọa, đóng vai trò là nền tảng của các giải pháp và dịch vụ thông minh của công ty an ninh mạng toàn cầu.
Bên cạnh việc chia sẻ thông tin về mối đe dọa an ninh mạng, Kaspersky cũng cung cấp miễn phí công cụ diệt mã độc cho người dùng tại Việt Nam. Công cụ này giúp tự động loại bỏ virus, Trojan, Worms, spyware và adware module, cũng như tất cả loại rootkit.
Được biết, chiến dịch còn nhận được sự ủng hộ từ các tổ chức, tập đoàn và các hãng bảo mật lớn trên thế giới như Group-IB, FireEye, F-Secure, ESET để lan tỏa hiệu quả cũng như lợi ích đến người dùng internet Việt Nam.
Để biết thêm thông tin và tải về công cụ này, người dùng có thể truy cập vào địa chỉ https://khonggianmang.vn/chiendich2020.
Chiến dịch triển khai trên toàn không gian mạng Việt Nam, được thực hiện đồng bộ tại tất cả các tỉnh, thành phố từ cấp địa phương đến cấp trung ương, thông qua hệ thống đơn vị chuyên trách về CNTT các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; các ngân hàng TMCP; các tổ chức tài chính; hệ thống các đơn vị chuyên trách về an toàn thông tin. |