Thời báo Nhật Bản (The Japan Times) cho biết, những quả bom bay siêu âm này sẽ tăng cường bảo vệ lãnh thổ Nhật Bản, trước hết là quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) đang là khu vực tranh chấp của hai quốc gia ở phía bắc cực tây nam của quần đảo Ryukyu.
Theo phương án thiết kế, những quả bom bay này sẽ được lắp đặt lên các tên lửa đẩy, được phóng từ bệ phóng mặt đất. Những bệ phóng tên lửa mang đầu đạn siêu âm này được bố trí trên những hòn đảo lân cận Senkaku. Khi phóng tên lửa đẩy vào không trung, trên độ cao lớn các quả bom bay sẽ tách ra và với tốc độ siêu âm lao vào mục tiêu, tốc độ siêu âm sẽ khiến các hệ thống phòng thủ tên lửa không thể đánh chặn.
Tổng giá thành phát triển dự án chưa được thông báo, nhưng Thời báo Nhật bản cho rằng, trong năm tài chính 2019, bắt đầu từ 01.01.2019 sẽ giải ngân khoảng 13,8 tỷ yên (tương đương với 100 triệu USD).
Nhưng các nhà phát triển sẽ phải đối phó với rất nhiều những khó khăn kỹ thuật. Một trong những khó khăn đó là hệ thống kiểm soát đường bay của bom lướt siêu âm, loại vật liệu nào sử dụng để bảo vệ bom khi bay với tốc độ cao trong khí quyển, vỏ bom sẽ bị đốt nóng đỏ do ma sát với không khí trên tầng khí quyển, hệ thống điều khiển, chuyển tải thông tin kỹ thuật số nào đáp ứng yêu cầu vừa rẻ, lại vừa hoạt động ổn định trong điều kiện phức tạp của môi trường nhiệt độ cao.
Ngoại trừ các bom bay lượn, Tokyo có kế hoạch triển khai tên lửa phòng thủ bờ biển trên các đảo Miyako và Ishigaki thuộc biển Hoa Đông. Theo ý kiến của các quan chức Quốc phòng Nhật Bản, những tên lửa này nhằm ngăn chặn các hoạt động của tàu thuyền Trung Quốc thường xuyên xâm nhập vào lãnh hải của Nhật Bản, đặc biệt trong khu vực Senkaku.
Trong tinh huống bùng phát xung đột, lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản sẽ điều động lữ đoàn phản ứng nhanh đổ bộ đường biển, có thể tấn công tái chiếm lại đảo bằng các xe bọc thép lưỡng cư.
Bộ quốc phòng Nhật Bản lên kế hoạch tài chính với một con số kỷ lục, khoảng 5,29 nghìn tỷ yên (48 tỷ USD), cao hơn năm 2018 khoảng 2%. Tài khoản này bao gồm việc mua sắm các hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis Ashore, theo kế hoạch sẽ được triển khai trên lãnh thổ Nhật Bản trong vòng 5 năm. Mục đích chủ yếu là phòng thủ chống tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên. Nhật Bản hiện cũng đang cùng Mỹ phát triển hệ thống tên lửa đánh chặn SM-3 Block 2A và tiếp tục mua máy bay tàng hình thế hệ 5 F-35A.
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu