Nga - Việt Nam gia tăng sức mạnh Báo đốm Gepard 3.9

Ngày 19.05.2015 Phát ngôn viên Nhà máy Zelenodolsk. Gorky Rafis Fatykhov tuyên bố với phóng viên Ria. Novosti: Việt Nam và Nga đang đàm phán để cung cấp bổ sung thêm tàu  hộ vệ tên lửa lớp "Gepard 3.9" với tổ hợp tên lửa hiện đại.
Nga - Việt Nam gia tăng sức mạnh Báo đốm Gepard 3.9

Trong năm 2011, Liên bang Nga đã chuyển giao cho Việt Nam hai tàu hộ vệ tên lửa frigates thuộc dự án 11.661 “Gepard 3.9”. Hai chiếc "Gepard 3.9"  tiếp theo cho Hải quân Việt Nam hiện đang nằm tại nhà máy Zelenodolsk, đã hoàn thành toàn bộ phần thân chính, sẵn sàng cho lắp ráp trang bị vũ khí.

"Các cuộc đàm phán đang được tiến hành để mở rộng  seria các khu trục hạm hạng nhẹ dự án Gepard 3.9" cho Hải quân Việt Nam với việc lắp đặt các loại vũ khí tiên tiến hơn, đặc biệt là tổ hợp tên lửa hiện đại," - ông Fatykhov cho biết.

Dự án Gepard  3.9 là phiên bản xuất khẩu tàu hộ vệ tên lửa dự án 11.661, được chế tạo tại nhà máy Zelenodolsk ở Tatarstan.

Khu trục hạm hạng nhẹ dự án  11.661 ( định danh  NATO  - Gepard) – Theo định nghĩa Hải quân Nga là loại tàu tuần biển (NATO - hộ tống hạm) của Nga và Hải quân Việt. Tàu được đóng hàng loạt tại nhà máy Zelenodolsk mang tên Gorky sau năm 1990. Chiếc đời đầu - "Tatarstan". Năm 2003, dự án TFR 11661K phân khúc là tàu hộ vệ tên lửa (RK). Năm 2014, hai tàu thuộc lớp Gepard được chế tạo cho Hải quân Nga, và cung cấp 4 chiếc frigates Gepard 3.9 cho Hải quân Việt Nam.

Tàu hộ vệ tên lửa thứ ba "Dagestan" dự án 11.661 trong quá trình hiện đại hóa được trang bị các vũ khí hiện đại phức tạp nhất và có thể đồng thời tiêu diệt các mục tiêu mặt đất, dưới biển và trên không. Tàu được thiết kế theo công nghệ "tàng hình - stealth" – giảm thiểu khả năng phát hiện của radar.

 

Video tàu hộ vệ tên lửa "Dagestan" dự an 11.661

"Trong thời gian chiến tranh, chiến hạm có khả năng tiến hành các đòn  tấn công tên lửa, tiêu diệt các chiến hạm nổi, thực hiện nhiệm vụ chống ngầm, phòng không trên biển và tấn công các mục tiêu mặt đất.  Ông cũng được  thiết kế để yểm trợ và giải quyết các vấn đề cùng với các lực lượng cảnh sát biển và bộ đội biên phòng.", - Chỉ huy tàu tên lửa "Dagestan" Vusal Miriyeva nói.

Tàu tên lửa "Dagestan" khác với tàu  tiền nhiệm  "Tatarstan", đã được cải tiến  thiết kế với những nâng cấp về vũ khí trang bị và công nghệ. Tàu được chế tạo với việc ứng dụng công nghệ tàng hình – stealth, cho phép tàu gần như vô hình với các hệ thống radars trên biển. Nhưng  phần quan trọng nhất - là tổ hợp  tên lửa mới "Caliber".

Cuộc thử nghiệm đầu tiên tổ hợp tên lửa "Caliber" được thực hiện trong cuộc diễn tập quy mô lớn "Kavkaz 2012". "Dagestan" - là chiếc tàu duy nhất của Hải quân Nga, được trang bị hệ thống tên lửa. Tàu có khả năng tiêu diệt  nhiều mục tiêu cùng một lúc và sử dụng nhiều loại tên lửa.

"Các tên lửa chống tàu có khả năng tấn công mục tiêu trên biển ở 300 km và các mục tiêu  trên bờ biển đến 1.500 km Tên lửa được thiết kế sao cho nó gần như không thể phát hiện trên cả quỹ đạo đường bay. Giai đoạn cuối tốc độ bay của tên lửa rất cao và không thể quan sát được từ phía đối phương,." - Chỉ huy khẩu đội tên lửa "Dagestan" Maxim Glod nói.

Hiện này, trong biên chế hạm đổi Biển Caspian, "Dagestan" một trong những tàu tên lửa được trang bị radar và hệ thống điều hành tác chiến đấu của thế hệ mới. Một trong những hệ thống mới đang  phát triển là hệ thống đa năng "Signal".

Thủy thù đoàn là lớp cán bộ quân nhân chuyên nghiệp, thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng. Tất cả các thủy thủ và sĩ quan được huấn luyện đào tạo với các nhà phát triển và thiết kế các hệ thống mới được đặt trên tàu. Nội thất sinh hoạt và điều kiện sống khá thoải mái. Ở "Dagestan" cabin sĩ quan và gường ngủ nghỉ của quân nhân rộng rãi hơn và được trang bị tất cả mọi thứ cần thiết.

Tàu có thể độc lập hoạt động khoảng hai tuần và trên khoảng cách vài nghìn km không cần tiếp tế lương thực và nhiên liệu. Cho đến hôm nay, "Dagestan", cùng với các tàu chiến khác hạm đội đang thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trong vùng biển Caspian.

Sự thành công của "Dagestan” với hệ thống các loại vũ khí hiện đại là mẫu cơ sở, có thể để phát triên tàu hộ vệ tên lửa cho Việt Nam với mục đích yêu cầu tác chiến mới: Biển đối biển, biển đối hải và biển đối đất – đảo

Theo: QPAN