Nga tung tàu “Hố đen” khiến NATO khiếp hãi

VietTimes -- Nga đã triển khai một hạm đội tàu ngầm ngoài khơi Syria. Và đó không chỉ là các tàu ngầm bình thường. Chúng là các tàu ngầm hoạt động êm nhất thế giới mà NATO gọi là “Hố đen” có thể phóng tên lửa hành trình kiểu như Tomahawk từ biển, Observer (Mỹ) lo ngại.
Tàu ngầm Kilo của Nga được mệnh danh  là "Hố đen đại dương"
Tàu ngầm Kilo của Nga được mệnh danh là "Hố đen đại dương"

Tàu ngầm lớp Kilo Rostov -on- Don đã được Nga sử dụng trong cuộc chiến chống IS và al Qaeda. Bộ trưởng quốc phòng Sergei Shoigu và tổng thống Vladimir Putin đã tổ chức một cuộc họp truyền hình và chiếu cảnh các tàu ngầm phát động đòn đánh tên lửa vào các mục tiêu IS.

Theo Observer, một trong những vũ khí bí mật nhất của các cường quốc là hạm đội tàu ngầm. Hạm đội tàu ngầm càng lớn thì hải quân càng mạnh. Điều đó lý giải tại sao quy mô hiện nay của hạm đội tàu ngầm của tất cả các nước đều là một bí mật hàng đầu và các nhà phân tích chỉ có thể ước đoán số lượng mà thôi.  Một hạm đội tàu ngầm tiên tiến có thể và sẽ mạnh hơn nhiều so với bất cứ tàu sân bay nào.

Nói cách khác, hạm đội tàu ngầm quy mô lớn hơn, quân đội càng mạnh hơn. Và đội tàu ngầm có thể hoạt động mà không bị phát hiện hàng tuần lễ trong giai đoạn vũ khí trở nên cực kỳ hiệu quả như một thứ vũ khí cả phòng thủ lẫn tấn công.

Tàu ngầm này của Nga có thể lặn liên 45 ngày. Lượng choán nước 4.000 tấn, nó rất nhỏ và rất nhanh nhẹn cũng như có thể hải hành trong lòng biển với tốc độ 20 hải lý/giờ. Vì kích thước nhỏ gọn, tàu ngầm Nga có thể lẩn sâu vào vùng nước tối. Vì chạy cực êm, nó không hề để lại dấu vết gì. Nó trở nên vô hình, Observer nhận xét.

Tàu ngầm “hố đen” là một trong các vũ khí bí mật của Nga và nói hiện nay đang lảng vảng ngoài khơi Syria, Lebanon, Thổ Nhĩ Kỳ và Israel. Nga có bao nhiêu tàu ở đó? Một số nguồn tin tình báo ước đoán rằng Nga có 20 tàu ngầm “hố đen”. Có thể 6 đến 7 tàu Kilo trong số này hiện đang hoạt động tại biển Địa Trung Hải.

Các tàu ngầm Nga không đơn độc. Còn có các tàu ngầm các nước khác hoạt động tại khu vực như Mỹ, Anh, Đức và Pháp. Israel cũng có tàu ngầm tại Địa Trung Hải vì khu vực này là nhà của họ.

Năm ngoái, Iran đã đưa một trong các tàu ngầm của nước này qua kênh đào Suez, tới bờ biển Syria ở Địa Trung Hải. Đây là lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ, Iran hiện diện hải quân tại biển Địa Trung Hải.

Israel sở hữu khoảng 5-6 tàu ngầm lớp Dolphin chạy điện (lại một lần nữa đây là thông tin tối mật và không ai biết chính xác là bao nhiêu). Các tàu này được thiết kế đặc biệt và trang bị để có khả năng bắn tên lửa Tomahawks, cũng như các loại vũ khí khác.

Mỗi tàu ngầm trên được tin là có trang bị tên lửa hạt nhân nặng 200k chứa khoản 6kg plutonium. Nó được biết là vũ khí tấn công răn đe thứ hai. Trong trường hợp Iran hoặc một số quốc gia khác tấn công Israel, đòn tấn công hạt nhân sẽ được phát động nhằm vào kẻ tấn công nếu cần thiết.

Do nguy cơ Israel phải đối mặt trước nhiều kẻ thù, tất cả các tàu ngầm của nước này không ở vùng biển nội địa mà chúng di chuyển trong hoặc xung quanh vùng nước của những kẻ địch tiềm tàng. Trong bối cảnh căng thẳng mới và sự hiện diện của các tàu ngầm Nga trong khu vực, Israel có thể phải tái triển khai nhiều tàu ngầm gần nhà hơn. Tàu ngầm Israel có thể đang bám theo các tàu ngầm Nga trong trò chơi mèo vờn chuột dưới lòng biển.

Không phận Syria cũng rất đông đúc. Lực lượng không quân 14 nước đang hoạt động tại đây. Nga đã thực thi kiểm soát không phận với các hệ thống phòng không và kiểm soát bầu trời với sự tuần tra của một máy bay trinh sát-cảnh báo sớm AWACS. Không nước nào muốn bay trên không phận Syria và tất cả họ đều phải gắng tránh Nga.

Observer cho rằng, Nga muốn làm điều tương tự dưới biển cũng như đang làm trên không. Và Moscow muốn làm điều này thông qua sự đe doạ.

Với sự hiện diện thường trực của các tàu ngầm ngoài khơi Syria, Nga đã tạo ra một vòng cung thép. Vòng cung này chạy từ Bắc Cực qua biển Baltics tới Crimea nối với biển Địa Trung Hải. Kế hoạch này nhằm thách thức và đương đầu với NATO và phương Tây, và Trung Đông chỉ là một mắt xích trong chiến lược của Nga, Observer kết luận.