Phóng viên của Hãng Rossiya Segodnya, Aleksandr Khrolenko cho biết:Tại Triển lãm hàng không, đại diện Nga là Liên hiệp tập đoàn chế tạo máy bay, các tập đoàn "Trực thăng Nga" và "Hệ thống vệ tinh thông tin mang tên Viện sĩ M.F. Reshetnev".
Bắt đầu từ năm 2014, tại các cuộc triển lãm châu Âu, người ta cố gắng dùng nhiều cách thức khác nhau để lấn át kỹ thuật hàng không Nga. Singapore có phần hiếu khách hơn nhiều. Ngoài ra, khu vực châu Á-Thái Bình Dương là thị trường hàng không phát triển nhanh nhất thế giới, và Nga đang có cơ hội đẩy bật các đối thủ cạnh tranh trên thị trường máy bay toàn cầu.
Khu trưng bày của Nga tọa lạc ở trung tâm Triển lãm, đó là các mẫu máy bay Su-35, Su-32, Su-30SM, Yak-130, Yak-152, Be-200, cũng như SSJ100 và MS-21. Máy bay dân dụng của Nga được yêu cầu nhiều và có triển vọng tốt đẹp tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Cụ thể, các máy bay thuộc gia đình "Sukhoi Superjet" có kỳ vọng chiếm lĩnh 15% thị trường khu vực.
Sản phẩm hàng không quân sự của Nga có qui chế cao tại các nước trong khu vực. Tại châu Á-Thái Bình Dương đã tiếp nhận hơn 400 máy bay "Su" và "MiG", còn Không quân Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ và Malaysia thì lựa chọn chiến đấu cơ Su-30 như là loại trang bị cơ bản. Vì thế ở Triển lãm Singapore được chú ý đặc biệt là những mẫu máy bay Nga tiên tiến nhất như Su-35 và Su-30SM (có ưu thế đặc tính vượt trội so với tiêm kích thế hệ 4+ của các nước phương Tây), cũng như hai mẫu máy bay huấn luyện — Yak-152 và Yak-130, sản phẩm của tập đoàn Irkut.
Nhu cầu với những tổ hợp hàng không như vậy phần lớn nhờ những đặc tính tuyệt diệu của Su-30SM. Mẫu chiến đấu cơ đa năng này đã tích hợp tất cả các chức năng của máy bay tấn công và máy bay ném bom. Máy bay có thể đảm bảo hiệu quả như nhau khi giáng đòn tấn công vào các mục tiêu trên không, triệt hạ mục tiêu mặt đất và trên biển. Su-30SM có thể lắp đặt những vũ khí hiện đại và trang bị triển vọng với độ chính xác cao lớp “không-đối-không” và "không-đối-bề mặt”, không cần tiếp nhiên liệu, và không mang thùng nhiên liệu treo bên ngoài cũng đủ sức vượt qua chặng dài 3.000 km.
Tại Triển lãm hàng không quốc tế ở Singapore, tập đoàn "Trực thăng Nga" giới thiệu các mẫu máy bay trực thăng vận tải mới nhất Mi-171A2 và Mi-38, trực thăng đa năng Ka-32A11VS, trực thăng tấn công Mi-35M, cũng như các khí cụ bay không người lái. Các đại diện "Trực thăng Nga" ở Singapore đã ký kết hợp đồng trong hai năm 2016-2017 cung cấp bảy chiếc Ka-32A11VS và hai chiếc Mi-171E cho Trung Quốc, thêm 48 chiếc Mi-17V-5 cho Ấn Độ.
Các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương hiện đang vận hành tổng cộng khoảng 900 máy bay trực thăng dân dụng và quân sự do Nga sản xuất, và phương hướng ưu tiên trong các cuộc đàm phán tại Singapore vẫn là phát triển dịch vụ hậu mãi cũng như bảo trì kỹ thuật hàng không.
Bất chấp những biện pháp trừng phạt kinh tế mà các nước phương Tây áp đặt, Nga tiếp tục tiến lên mở rộng ảnh hưởng của mình trên thị trường thế giới các sản phẩm công nghệ cao.
Theo Sputnik