Có thể, kế hoạch không kích giúp đỡ nhà nước Syria và chính quyền ông Al-Assad đã được lập từ rất lâu, khi liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu tiến hành không kích Syria.
Sự kiện thỏa thuận Minsk – II đã giúp Nga giảm bớt áp lực từ phía chiến trường địa chính trị Ukraina, để tập trung sự quan tâm vào chiến trường chống khủng bổ ở Syria.
Bộ tổng tham mưu lực lượng vũ trang Nga (LLVT) bắt đầu bí mật triển khai lực lượng ở Syria, bắt đầu từ hải cảng quân sự Tartus và từng bước mở rộng ra các vị trí vẫn còn nằm trong quyền kiểm soát của quân đội Syria, với sự hỗ trợ bí mật của lực lượng đặc nhiệm hải quân Nga.
Châu Âu rơi vào làn sóng di cư ồ ạt từ khu vực chiến tranh là một cơ hội tuyệt vời. Tổng thống V.Putin, theo kế hoạch định trước đã tiến hành đồng loạt các biện pháp nhằm ổn định tình hình người dân theo đạo Hồi trong nước, với việc khánh thành thánh đường Hồi giáo lớn nhất châu Âu, hay chuẩn bị cho bài phát biểu mạnh mẽ và có sức lôi cuốn đặt biệt ở cuộc họp thượng đỉnh Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc, phát đi tín hiệu muốn có cuộc gặp bên lề hội nghị với Tổng thống Obama và bí mật cơ động lực lượng không quân chiến thuật đến Syria.
Một trong những hành động thú vị của việc đánh lạc hướng sự chú ý của truyền thông có lẽ là việc công khai video và ảnh ông tập thể thao cùng với thủ Medvedev… khiến truyền thông phương Tây lăn xả vào bình luận về mẫu quần áo và những gì ông thể hiện, xao lãng việc theo dõi những hoạt động chính trên đất nước Nga
Trong lúc văn phòng tổng thống triển khai các hoạt động tạo cơ sở về tư tưởng chính trị và tinh thần, thuận lợi cho hoạt động trên chiến trường Syria. Bộ Tổng tham mưu LLVT Nga, thu thập thông tin từ các hoạt động tác chiến của Liên quân, thông qua các hoạt động giám sát, theo dõi, tình báo, trinh sát, đã lên được bản đồ cán cân lực lượng, bố trí binh lực, phương thức hành động, năng lực tác chiến, cũng như nguồn cung cấp vũ khí trang bị, nguồn cung cấp tài chính của các lực lượng khủng bố. Từ đó, bộ máy tham mưu tác chiến đã lên kế hoạch phòng thủ căn cứ, tấn công mục tiêu rất chi tiết.
Rút kinh nghiệm từ chiến trường Chesnia, Gruzia và Ukraine, Nga đặc biệt quan tâm đến mặt trận truyền thông, có ảnh hưởng sâu sắc đến thành bại trên chiến trường.
Từ hai năm trước, truyền thông đa phương tiện của Nga đã có bước nhảy vọt đáng kể, hình thành một khái niệm mới về “chiến tranh truyền thông và thông tin”, không đơn thuần chỉ là tác chiến phản kích truyền thông mà là tấn công truyền thông. Sự xuất hiện của những trang báo điện tử như RG, Sputnhik, mạng xã hội VK…đã chứng minh sức mạnh và tính hiệu quả của nó.
Một kết quả thú vị khi đòn tấn công trên Twitter đã phá tan ảo mộng về lực lượng nổi dậy “ôn hòa” chống IS, với những lời tuyên bố về sự phá sản của kế hoạch này. Trong đó, điển hình nhất là vụ ‘một chiến binh cực đoan” tuyên bố 75 chiến binh của ‘sư đoàn 30” đã về đầu hàng tổ chức khủng bố “Al Nursa – Front” . Đưa mọi nỗ lực duy trì một sức mạnh ảo ở Syria về số không.
Việc đưa lực lượng không quân và lực lượng đặc nhiệm cùng cơ sở vật chất đi kèm đã cho ta thấy lại được hình ảnh chiến dịch Chiến dịch"Anadyr" ở Cuba trước đây, dưới thời Liên Xô. Với một khối lượng cơ sở vật chất, máy bay chiến đấu và hạ tầng kỹ thuật lớn.
Đây thực sự là một bất ngờ gây sốc không chỉ cho những thủ lĩnh của các tổ chức khủng bố cực đoan ở Syria, mà là tất cả những thế lực, quan tâm đến việc chia cắt Syria như một quốc gia độc lập.
Chiến dịch không kích ISIL ở Syria cũng là một chiến dịch được cân nhắc và tính toán vô cùng chi tiết, tính đến từng mét tọa độ mục tiêu, từng loại vũ khí trang bị, phương tiện chiến tranh, cân nhắc sát những hiệu ứng có thể xảy ra để tính đến hậu quả bất thường sau này của nó.
Kế hoạch được tính đến từng loại mục tiêu cụ thể hạ tầng cơ sở và căn cứ của lực lượng khủng bố IS với từng loại chiến đấu cơ tấn công và vũ khí sử dụng.
Cho đến trước giờ G công bố chiến dịch không kích Syria, việc tồn tại một cụm binh lực không quân ở Latakin hoàn toàn không ai biết. Truyền thông phương Tây có những thông báo về trang thiết bị gì đó ở cảng Latakin, nhưng dự đoán rằng đó là những trang thiết bị mà Nga vẫn thường xuyên cung cấp cho Syria.
Cho đến khi các chiến đấu cơ đã nằm ngay ngắn trên đường băng, các máy bay vận tải siêu trường AL – 76 và Ruslan Tu – 224 thiết lập cầu hàng không nối Nga với Syria, lúc đó Phương Tây mới đoán được điều gì đang xảy ra.
Nhưng câu chuyện đã bắt đầu với bài phát biểu lôi cuốn toàn bộ thế giới chú ý của V.Putin. Một số chuyên gia phương Tây cho rằng, đây là “tối hậu thư” cho những ai muốn lật đổ chính quyền ông Assad và xâm hại lợi ích nước Nga.
Nga đã chuyển một khối lượng khổng lồ máy bay và con người, hệ thống hạ tầng kỹ thuật thông tin, hệ thống điều khiển và chỉ huy bay. Hơn thế nữa, đó là bom, đạn tên lửa, dầu mỡ, nhiên liệu và các loại vật chất đảm bảo khác nhau, xây dựng một môi trường sống và tác chiến rất ổn định và chuyên nghiệp, hoàn toàn không có tính dã chiến. Đây là một sự đe dọa khủng khiếp đối với sức chiến đấu của lực lượng khủng bố.
Ngoài ra, một số lượng khổng lồ lực lượng bảo vệ và hỗ trợ không kích, như các đơn vị phòng thủ với trang thiết bị đi kèm, hệ thống vũ khí phòng không. Các phương tiện trinh sát như máy bay không người lái, các đài radars quản lý bầu trời, các phương tiện truyền thông từ vũ trụ đến mặt đất.
Phương Tây vẫn cho rằng Nga tụt hậu rất xa về các phương tiện bay UAV. Nhưng những gì thấy được minh chứng một điều ngược lại, UAV của Nga không chỉ trinh sát, thu thập thông tin, mà còn có khả năng chỉ thị mục tiêu, dẫn đường laser cho các loại vũ khí chính xác, đồng thời chuyển tại thông tin không chỉ đến sở chỉ huy tiền phương, mà còn đến tận trung tâm chỉ huy, điều hành tác chiến Quốc phòng An ninh quốc gia thuộc Bộ Tổng tham mưu LLVT Nga và trung tâm phối hợp thông tin chống khủng bố ở Bagdad, không chỉ đáp ứng nhu cầu chỉ huy tham mưu, mà còn thực hiện sứ mệnh tác chiến trên chiến trường truyền thông hiện đại.
Bị tụt hậu bởi chiến tranh thông tin, hốt hoảng vì bom và tên lửa Nga đã giáng lên đầu khủng bố. Các lực lượng bài Nga thông qua truyền thông phương Tây yếu ớt phản ứng bằng những cáo buộc tấn công vào dân thường, vào lực lượng đối lập “”ôn hòa”, thậm chí bôi nhọ, như việc chiến đấu cơ Nga bị phòng không khủng bố bắn cháy, rằng Nga đưa quân nhân nghĩa vụ sang chiến đấu.
Nhưng những thông tin đó nhanh chóng bị các blogers đập tơi tả. Người Nga đã có quá nhiều kinh nghiệm chống khủng bố, những lực lượng đánh thuê được thế lực thù địch nước ngoài thuê mướn.
Mục đích chính của chiến dịch không kích – tiêu diệt những phiến quân bị cả thế giới công nhận là khủng bố. Chúng reo rắc chết chóc không chỉ các quốc gia Trung Đông, tìm kiếm quyền kiểm soát khu vực châu Á, trực tiếp đe dọa nước Nga và các nước hậu Xô viết.
Để thực hiện chiến dịch, hoàn toàn không có những người lính nghĩa vụ quân sự. Các phi công, kỹ sư kỹ thuật hàng không, các đơn vị thông tin, tăng thiết giáp, hải quân đánh bộ, thậm chí lực lượng hậu cần kỹ thuật, đều là những chuyên gia chuyên nghiệp có trình độ cao và thời gian hoạt động khá lâu.
Với các phi công, họ đều là những người đã có nhiều giờ bay, huấn luyện và thực hành chiến đấu trong môi trường thực tế - một số người trong bọn họ được mệnh danh là sói trên bầu trời.
Sự lựa chọn vũ khí trang bị đối với chiến dịch không kích Syria mới đầu không dễ dàng, các tướng lĩnh vào thời điểm ban đầu chưa thống nhất được quan điểm. Theo sơ đồ truyền thống, sẽ có các loại máy bay khác nhau: trinh sát, tiêm kích, cường kích, ném bom. Trong những tình huống cần thiết có thể sử dụng cả không quân tầm xa, đơn cử là Tu-22M3.
Các chuyên gia Trung Đông nhận định ở Syria nhiều chủng loại máy bay không cần thiết. Lực lượng khủng bố không có không quân, mà chỉ có không quân của các nước khác như Israel, Jordan, Mỹ và đồng minh, không thực sự là đối tượng tác chiến. Do đó tiêm kích Su – 27 hoặc MiG-29 không có việc gì làm. Nhiệm vụ trinh sát chiến trường được giao cho máy bay không người lái. Các máy bay ném bom Su-24M, cường kích Su-25 hoàn toàn phù hợp cho việc không kích lực lượng khủng bố mặt đất.
Trên các máy bay đã lắp đặt hệ thống dẫn đường - ngắm bắn PNS – 24M “Tiger” cho phép phi công có khả năng bay ở độ cao siêu thấp 50m so với mặt đất. Bắn hạ những máy bay này rất khó, hơn thế nữa chúng phóng tên lửa và ném bom ở khoảng cách nhiều km đến mục tiêu.
Một trong những vũ khí đa năng là chiếc cường kích mang bom Su-34. Đây thực sự là một tổ hợp vũ khí đường không đa năng. Nó có thể cùng lúc thực hiện nhiều nhiệm vụ như trinh sát tầm cao chiến trường, tiêm kích và không kích mục tiêu bằng vũ khí có độ chính xác cao. Nó có thể bay ở độ cao đến 11 nghìn mét mà phi công vẫn không dùng mặt nạ dưỡng khí.
“Thú mỏ vịt” được lắp đặt tổ hợp trang thiết bị điện tử hiện đại đa kênh truyền thông đa phương tiện. Đài radar đa năng và tổ hợp trang thiết bị tác chiến điện tử làm gia tăng khả năng sống còn của máy bay. Su -34 có khả năng tiếp dầu trên không, do đó tầm bay trong ngày của cường kích tăng gần gấp đôi.
Hơn thế nữa, Su – 34 sử dụng các loại vũ khí được định vị và dẫn đường vệ tinh Glohass, có khả năng tiêu diệt các mục tiêu có kích thước nhỏ như xe vận tải cỡ nhỏ, có đặt pháo phản lực hoặc súng phòng không ZSU – 23 -2. Những đòn tấn công như vậy hầu chính xác tuyệt đối.
“Utonok” sử dụng tên lửa và bom thông minh, đảm bảo tiêu diệt các hầm ngầm, căn cứ dưới lòng đất hoặc nhà hầm. Bom dẫn đường vệ tinh xuyên bê tông BETAB-500 tại khu vực thành phố Racca đã xuyên trúng sở chỉ huy của IS, đánh trúng hầm ngầm có chứa thuốc nổ và đạn, tên lửa của lực lượng khủng bố.
Một vũ khí có độ chính xác cao được sử dụng là tên lửa có điều khiển Kh-29L, lắp đặt trên Su-34 và Su-24. Theo đại diện của lực lượng không quân – vũ trụ Nga, ông Igor Klimov: “Tên lửa Kh – 29L lớp không đối đất có đầu tự dẫn laser, sau khi phóng, phi công chiếu xạ mục tiêu bằng thiết bị đo xa laser, trong khi vẫn tiếp tục bay”. Tên lửa có khả năng đánh trúng mục tiêu với độ sai lệch khoảng 2 mét. Tên lửa mang đầu đạn có khối lượng nửa tấn, sử dụng thuốc nổ mạnh và nổ phá mảnh.
Đặc điểm thú vị là ngoài hệ thống trinh sát, chỉ huy điều hành tác chiến không gian ba lớp. Hệ thống tác chiến đường không lần này sử dụng 4 tầng tác chiến bao gồm:
Tầng tác chiến thứ 1: tác chiến đường không, đánh chặn các lực lượng không quân không thân thiện là các máy bay tiêm kích Su – 30SM mang tên lửa không đối không và tên lửa không đối đất, có nhiệm vụ thứ yếu là tấn công các mục tiêu đe dọa lực lượng máy bay cường kích mặt đất.
Tầng tác chiến thứ 2 dù có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với Su-30SM sẽ là các “thú mỏ vịt” Su – 34, mang vũ khí chính xác, có nhiệm vụ chủ yếu tấn công và chế áp các phương tiện phòng không mặt đất, bao gồm cả pháo phòng không, nhiệm vụ thứ yếu là tấn công các mục tiêu phát sóng radio, các mục tiêu quan trọng có kích thước nhỏ hoặc ở dưới hầm ngầm.
Tầng tác chiến thứ 3 và thứ 4 là của Su – 24M và Su-25, nhiệm vụ chủ chốt là tấn công bằng bom, tên lửa các mục tiêu đã xác định trên mặt đất, binh lực và sinh lực đối phương di chuyển cơ động
Mặc dù kế hoạch và quyết tâm chiến đấu đã được tính toán chi tiết, nhưng chiến dịch mới chỉ bắt đầu, những diễn biến bất thường trên thế giới cũng không hoàn toàn thuận lợi.
Như dự kiến, các nước Phương Tây và đồng minh của Mỹ ở Trung Đông phản ứng quyết liệt, nhiều khả năng đang tính toán hoặc đã cung cấp các loại vũ khí phòng không như tên lửa vác Stringer FIM-92, Igla hoặc các loại pháo tên lửa phòng không khác cho lực lượng khủng bố “ôn hòa” và sẽ nhanh chóng rơi vào tay “nhà nước Hồi giáo”.
Điều đó có thể dẫn đến tổn thất hoặc gia tăng căng thẳng trên chiến trường chống khủng bố, hoặc những động thái khác trên chiến trường Ukraine, Afganhistan nhằm gây thiệt hại cho nước Nga, tìm kiếm một sự kiện gây chấn động quốc tế nhằm lôi kéo thêm lực lượng khủng bố. Cuộc chiến chống khủng bố thực sự mới chỉ bắt đầu.
Theo QPAN