Nga không bắn hạ tên lửa Mỹ tấn công Syria: S-400 vô dụng hay Putin toan tính?

VietTimes -- Daily Mail (Anh) cho rằng tổng thống Nga Vladimir Putin đã không cố gắng đánh chặn đòn tấn công tên lửa ồ ạt của tổng thống Mỹ Donald Trump nhắm vào căn cứ không quân Al Shayrat, mặc dù Nga đã triển khai hệ thống tên lửa khét tiếng S-400 Growler tại chiến trường Syria.
Vụ tấn công tên lửa của Mỹ nhằm vào căn cứ không quân Syria
Vụ tấn công tên lửa của Mỹ nhằm vào căn cứ không quân Syria

Rạng sáng 7/4, Mỹ ồ ạt phóng tên lửa hành trình Tomahawk từ tàu USS Ross và USS Poter ở đông Địa Trung Hải, nhắm tới các mục tiêu tại căn cứ Shayrat thuộc tỉnh Homs, Syria. Giới quan sát thắc mắc tại sao Nga đã triển khai các hệ thống phòng không tối tân tới Syria nhưng lại không đánh chặn...

Theo một số nguồn tin, phía Mỹ đã thông báo cho Nga trước khi tiến hành cuộc tấn công bởi thời điểm đó, vẫn còn các sĩ quan Nga đồn trú tại căn cứ bị tấn công. Với thông tin này, Nga hoàn toàn có thể tìm cách ngăn chặn các tên lửa Mỹ. Nhưng tại sao Nga không phản ứng và liệu có lý do gì đằng sau việc này?

Daily Mail (Anh) cho rằng tổng thống Nga Vladimir Putin đã không cố gắng đánh chặn đòn tấn công tên lửa ồ ạt của tổng thống Mỹ Donald Trump nhắm vào căn cứ không quân Al Shayrat, mặc dù Nga đã triển khai hệ thống tên lửa khét tiếng S-400 Growler tại chiến trường Syria.

Nga đã triển khai S-400 bảo vệ căn cứ tại Latakia
Nga đã triển khai S-400 bảo vệ căn cứ tại Latakia
Tên lửa S-400 Nga bảo vệ căn cứ không quân ở Latakia
Tầm bắn tên lửa S-400 Nga bảo vệ căn cứ không quân ở Latakia

Nga đã triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân S-300 và S-400 tới Syria nhằm bảo vệ những căn cứ Syria sau vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay cường kích Su-24 vào cuối năm 2015. Tuy nhiên, tất cả những hệ thống hiện đại trên đều chỉ được triển khai tại các cơ sở của Nga. Theo Bộ Quốc phòng Nga, các hệ thống S-400 và Pantsir hiện đặt ở căn cứ Hmeymim, gần sân bay al-Assad, và căn cứ hải quân Nga tại Tartus.

Hệ thống S-400 được cho là có thể bắt bám 300 mục tiêu cùng lúc, có thể bắn hạ mục tiêu  máy bay tàng hình và tên lửa ở khoảng cách 250 dặm trên độ cao tới 90.000 feet. Theo trang The Avitionist, các tên lửa Tomahaw của Mỹ tấn công căn cứ không quân Syria buộc phải bay qua khu vực tác chiến của S-400 nhưng Nga lại không động thủ.

Mặc dùTomahaw Mỹ bay qua khu vực bao phủ của tên lửa phòng không Nga nhưng báo chí phương Tây thắc mắc rằng không hề có nỗ lực đánh chặn 59 quả tên lửa hành trình Tomahaw bắn đi từ hai khu trục hạm Mỹ USS Porter và USS Ross ngoài Địa Trung Hải.

Hồi cuối năm 2015, Nga đã tiến hành nâng cấp đường băng và chuyển trang thiết bị tới căn cứ không quân vừa bị Mỹ tấn công, để các chiến đấu cơ Nga có thể xuất kích tấn công phiến quân từ căn cứ này. Nhưng Nga không đặt các hệ thống phòng không bởi căn cứ Shayrat vẫn nằm dưới sự bảo vệ của hệ thống S-300, với tầm bắn lên tới hơn 145 km, radar bao phủ gần 300 km.

Được biết, tên lửa hành trình Tomahawk có thể được lập trình bay ở độ cao thấp, luồn lách theo địa hình để tránh các mạng lưới radar nhưng với độ phủ của hệ thống phòng không từ tầm xa đến tầm trung, tầm gần của Nga, Tomahaw cũng khó mà bay lọt.

Chiến hạm Mỹ phóng tên lửa Tomahaw đánh căn cứ Syria
Chiến hạm Mỹ phóng tên lửa Tomahaw đánh căn cứ Syria

Hơn nữa, Nga còn được Mỹ thông báo về vụ tấn công trước  ít nhất 30 phút trước khi tên lửa được phóng đi. Theo giới phân tích,  khoảng thời gian này đủ để Nga báo động hệ thống phòng không tối tân, đặt chúng trong trạng thái triển khai sẵn sàng chiến đấu.

Sau đòn tập kích tên lửa Mỹ, giới chức Nga tuyên bố các lực lượng của họ tại Syria được các hệ thống phòng không S-300 và S-400 bảo vệ an toàn. Ông Viktor Ozerov thuộc ủy ban quốc phòng an ninh thượng viện Nga nói với sputnik: “Liên quan cuộc tấn công căn cứ không quân Syria của Mỹ hôm nay, căn cứ không quân của chúng ta ở Latakia, trung tâm hậu cần ở Tartus đều được các hệ thống S-300 và S-400 bảo vệ an toàn”. Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố có thể tăng cường bảo vệ các căn cứ không quân Syria sau cuộc tấn công.

Do đó theo giới phân tích, Nga hoàn toàn có thể bắn hạ loạt tên lửa Tomahawk Mỹ sau đó tuyên bố muốn bảo vệ tính mạng cho đồng minh Syria. Ngay cả khi số lượng tên lửa hành trình Mỹ quá lớn, vượt qua khả năng xử lý của những hệ thống phòng không Nga, việc bắn hạ vài tên lửa cũng sẽ trở thành bằng chứng giúp Nga cho thế giới thấy sức mạnh quân sự Mỹ không hề đáng gờm.  Cũng có thể ông Putin quyết định không bắn hạ tên lửa Mỹ nhiều khả năng là một lựa chọn chiến thuật.

Trong khi một số ý kiến cho rằng mặc dù Nga luôn khẳng định hệ thống phòng không tối tân của họ có thể phát hiện và đánh chặn kể cả tên lửa và máy bay, bao gồm cả máy bay tàng hình. Tuy nhiên, các hệ thống như S-400 đáng gờm lại chưa bao giờ thử lửa trước các vũ khí Mỹ.