Nga khôi phục “quân đoàn gây sốc”, Mỹ-NATO rùng mình

VietTimes -- Động thái này làm dấy nên nỗi lo sợ rằng đây biết đâu sẽ là khúc dạo đầu cho các cuộc tấn công chớp nhoáng của Nga ở Ukraine hoặc các nước Baltic. Biệt danh “đội quân gây sốc” vẫn sẽ là phần thưởng danh dự cho những đơn vị đặc biệt thiện chiến, National Interest đánh giá.
Siêu tăng Armata của Nga được xem là một sự cách mạng về công nghệ
Siêu tăng Armata của Nga được xem là một sự cách mạng về công nghệ

Trong Thế chiến II, một trong những vũ khí lợi hại mà Liên Xô sử dụng để tiêu diệt Đức Quốc xã là "đội quân gây sốc". Đó là những đơn vị quân đội có nhiệm vụ xé nát đội hình quân Đức phát xít trên chiến tuyến để xe tăng Liên Xô tiêu diệt.

Giờ đây Nga lại có kế hoạch khôi phục lại những đơn vị này. Động thái này làm dấy nên nỗi lo sợ rằng đây sẽ là khúc dạo đầu cho các cuộc tấn công chớp nhoáng của Nga ở Ukraine hoặc các nước Baltic, biệt danh “đội quân gây sốc” vẫn sẽ là phần thưởng danh dự cho những đơn vị đặc biệt thiện chiến.

"78 đơn vị, đơn vị trực thuộc và các tổ chức hiện đang được xem xét trao danh hiệu là “đơn vị gây sốc”, Trung tướng Ivan Buvaltsev, người đứng đầu Cục quân huấn các Lực lượng vũ trang Nga đã viết trên trang báo quân sự Nga Krasnaya Zvezda hôm 11/5. Ông Buvaltsev cũng cho biết “danh hiệu này có thể được trao cho các lực lượng bao gồm đơn vị môtô súng máy, các đơn vị xe tăng, thủy quân lục chiến, lính dù, các đơn vị không kích và các đơn vị trực thuộc khác”.

David Glantz, một đại tá quân đội Mỹ đã nghỉ hưu và là chuyên gia về quân đội Nga trả lời National Interest rằng: “Việc sử dụng biệt danh “gây sốc” rõ ràng là để nhận diện các đơn vị thể hiện cấp độ huấn luyện cao hơn và thực hiện những nhiệm vụ khó khăn hơn. Mục đích của việc nhấn mạnh này là nhằm củng cố khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội”.

Ông Glantz, có lẽ là nhà sử học phương Tây hàng đầu về quân đội Liên Xô trong Thế chiến II lý giải rằng khái niệm “đội quân gây sốc” đã xuất hiện từ trước Thế chiến II. “Thực sự thì khái niệm này đã xuất hiện từ đầu những năm 1930, khi có những đơn vị quân đội được đào tạo tăng cường để thực hiện các chiến dịch xung kích. Nhiệm vụ của các đơn vị này là thực hiện các cuộc xâm nhập chiến thuật, thông qua các đơn vị cơ động (ban đầu là kỵ binh, sau đó là các đơn vị cơ giới).

Binh sĩ Nga trong một cuộc tập trận
Binh sĩ Nga trong một cuộc tập trận

Do đó, nhiệm vụ của các “đơn vị gây sốc” là chọc thủng chiến tuyến của kẻ thù, thông qua đó các đơn vị thiết giáp sẽ tiến đến các khu vực của địch, phá hủy các tuyến tiếp vận, tiêu diệt các chỉ huy sở tiền phương và các khẩu đội pháo. Điều này minh họa cách học thuyết chiến tranh tinh vi của Liên Xô được sử dụng để tiến hành các chiến dịch ở cấp độ quân đoàn, ít nhất là tương xứng với học thuyết tấn công chớp nhoáng của Đức, và tiên tiến hơn nhiều so với tư tưởng của Anh, Mỹ, Pháp lúc bấy giờ.

Vào tháng 12/1941 và tháng 1/1942, Liên Xô đã tạo ra bốn “quân đoàn gây sốc” để tiến hành chiến dịch phản công mùa đông. Các quân đoàn 1, số 3 và số 4 đã được triển khai gần Mátxcơva đã đẩy lùi quân Đức đang đe dọa thành phố. Quân đoàn số 2 được triển khai ở Leningrad.

Nhưng quân đoàn thành công nhất phải là quân đoàn 5. Đơn vị này đã hỗ trợ các cuộc phản công của quân đội Liên Xô vào tháng 12 tại Stalingrad và chiến đấu chống lại Quân đoàn Panzer số 48 của Đức để giải vây cho quân đoàn số 6.

Các đơn vị tinh nhuệ của Hồng quân Liên Xô trong Thế chiến II thực sự là các đơn vị cận vệ, do đó các đơn vị này được lựa chọn vì đã thể hiện năng lực chiến đấu nổi bật trên chiến trường. Do đó, các “đơn vị gây sốc” mới của Nga nghe có vẻ gần gũi hơn với các đơn vị cận vệ Liên Xô trong Thế chiến II. Liệu phương Tây có nên quan ngại hay không? Theo National Interest, có lẽ phương Tây cũng sẽ lo lắng như Nga khi Mỹ đặt tên các tàu chiến theo tên các trận chiến nổi tiếng, như tàu AnzioSaipan.

Giờ đây, Nga đang khơi dậy vinh quang và chủ nghĩa anh hùng của Hồng quân trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại để khích lệ binh sĩ ngày nay sẵn sàng chiến đấu, National Interest kết luận.