AMTI nhận xét, sự can thiệp của Nga vào Biển Đông bấy lâu nay vẫn còn rất hạn chế. Kể từ khi rút khỏi khỏi Vịnh Cam Ranh ở Việt Nam vào đầu những năm 2000, Nga hiếm khi hiện diện quân sự trong khu vực, cho dù hải quân nước này vẫn ghé thăm cảng.
Các lãnh đạo Nga không quan tâm quá nhiều đến tranh chấp chủ quyền đang diễn ra ở Biển Đông, chủ yếu là bởi vì lợi ích của Nga trong các vấn đề khu vực vẫn còn tương đối ít và hạn chế trong việc giữ gìn quan hệ song phương với các nước Đông Bắc Á và Việt Nam, AMTI đánh giá.
Theo AMTI, nhìn chung Nga thường thể hiện lập trường trung lập trong các tranh chấp hàng hải ở khu vực. Mátxcơva từng nhiều lần khẳng định rằng Nga không đứng về phe nào trong các vấn đề chủ quyền, Nga ủng hộ một giải pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực và tuân thủ luật pháp quốc tế bao gồm Công ước của Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS) và Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông năm 2002. Nga kêu gọi sớm kết thúc đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông.
Nga không quá nhiệt tâm về vấn đề Biển Đông vì nước này không có nhiều lợi ích ở đây. Nguồn năng lượng của Nga rất hiếm khi đi qua Biển Đông. Nga không cần hoặc cũng không cố can dự vào các tranh chấp trong khu vực. Nhận thức của Nga về Biển Đông là vấn đề chưa rõ và hiếm khi khu vực này là vấn đề chính trị mà Tổng thống Vladimir Putin quan tâm, AMTI nhận xét.
AMTI ghi nhận Nga là nguồn cung vũ khí trong suốt một thời gian dài và là trung tâm trong kế hoạch hiện đại hóa hải quân ở Việt Nam, đặc biệt là Nga đã bán cho Việt Nam sáu tàu ngầm Kilo có khả năng mang tên lửa Klub. Ngoài ra Việt Nam cũng mua của Nga các tàu hộ vệ, tàu tên lửa, máy bay chiến đấu và các hệ thống phòng thủ tên lửa cho phép Việt Nam có khả năng trả đũa và ngăn chặn kẻ địch gây hấn.
Theo AMTT, lập trường của Nga trở thành vấn đề vì quan hệ chính trị Nga-Trung đã bắt đầu nở rộ từ sau năm 2014. Các đối tác của Nga đều hiểu tình thế lưỡng nan của Nga và đã chấp nhận sự cân bằng của Nga. Tuy nhiên, giới quan sát vẫn quan ngại rằng nếu tình hình kinh tế Nga trở nên xấu hơn thì Nga có thể sẽ rơi vào tình trạng quá phụ thuộc vào Trung Quốc và do đó sẽ buộc phải từ bỏ lập trường trung lập về Biển Đông.
Nỗi lo ngại này đã tăng lên kể từ sau phán quyết của Tòa Trọng tài trong vụ kiện giữa Trung Quốc và Philippines về yêu sách ngang ngược của Bắc Kinh ở Biển Đông. Các nhà quan sát đã nhìn thấy một điểm đáng chú ý trong lập trường của Nga trên Biển Đông, đó là sự phản đối can thiệp bên ngoài và cuối cùng là quốc tế hóa các tranh chấp. Điều này chủ yếu bắt nguồn từ sự dị ứng của Nga đối với sự can thiệp của phương Tây vào không gian hậu Xô Viết và sự chỉ trích quen thuộc về can thiệp từ bên ngoài ở Nam Tư, Afghanistan, Iraq và Libya. Tuy nhiên nhiều quan điểm lại coi điều này là minh chứng cho việc Nga đang nghiêng về phía Trung Quốc.
Nỗi e ngại càng tăng lên từ sau Hội nghị thượng đỉnh G20 tháng 9/2016 khi tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên tiếng ủng hộ lập trường của Trung Quốc về phán quyết của Tòa Trọng tài The Hague. Tuy nhiên, Nga liên tục nhắc đi nhắc lại rằng việc này vẫn không làm thay đổi lập trường trung lập của Nga và việc này cũng không hề liên quan đến chính trị hay chủ quyền.
AMTI đánh giá, tuyên bố trên của Nga được đưa ra trong việc xem xét một trường hợp dựa trên UNCLOS về việc Ukraine kiện Nga về những vùng nước bao quanh bán đảo Crimea. Tuy nhiên, nỗ lực nhằm chứng minh lập trường trung lập đã chỉ ra rằng Nga đang tìm cách duy trì sự tự chủ khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc.
Gần đây, Nga và Trung Quốc đã tổ chức tập trận chung trên Biển Đông, trong đó bao gồm cả khoa mục “tấn công chiếm đảo”. AMTI khuyên các nước nên thận trọng nhìn nhận nỗ lực của Nga trong lập trường trên Biển Đông. Cuộc tập trận đó diễn ra ở bờ biển tỉnh Quảng Đông, cách xa khu vực tranh chấp dù vẫn ở trong Biển Đông (chứng tỏ Nga không muốn để Trung Quốc lôi kéo sâu vào vấn đề tranh chấp, gây hiểu lầm và làm ảnh hưởng tới quan hệ với các nước khác trong khu vực).
Cuộc tập trận Nga-Trung hồi năm ngoái cũng diễn ra trong khu vực tranh chấp ở Địa Trung Hải và Biển Đen nhưng lại cách xa bán đảo Crimea. Đó là lí do vì sao cuộc tập trận năm nay không thể hiện bất kỳ sự thay đổi nào trong nỗ lực ủng hộ Trung Quốc của Nga, ít nhất là không cho Trung Quốc cơ hội xoay câu chuyện theo hướng “Nga và Trung Quốc tập trận chung trên Biển Đông” biểu hiện họ là đồng minh.
AMTI nhận xét, cho dù có những thay đổi thì Nga vẫn giữ chiến lược hạn chế ở Biển Đông. Cốt lõi của chiến lược này là mong muốn tránh đứng về một phe và duy trì hình ảnh về sức mạnh, tầm ảnh hưởng và tư thế độc lập.
Sự tham gia thực chất vào bất kỳ sáng kiến giải quyết tranh chấp nào ở điểm này cũng là không thể vì đây là sự hiện diện quân sự tăng cường. Các chính trị gia, chuyên gia và quan chức chính phủ Nga đã lên tiếng về ý định muốn quay trở lại Vịnh Cam Ranh hết lần này đến lần khác, nhưng các nhà hoạch định chính sách ở Bộ ngoại giao Nga cũng nhận thức được quan điểm của Việt Nam về việc thiết lập các căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ là không phù hợp với chính sách của Việt Nam.
Tuy nhiên, Biển Đông vẫn là một nhân tố trong chiến lược lớn của Nga ở châu Á, nếu như chiến lược này sớm định hình. Trong chiến lược xoay trục sang phía đông, công thức ứng phó của Nga là đổi ngoại giao và an ninh lấy hợp tác kinh tế. Và các vấn đề đàm phán quan trọng của Matxcơva ở châu Á là kêu gọi xây dựng cấu trúc an ninh đa phương tổng thể. Việc thực hiện đề án như vậy sẽ khó khăn vì Nga không có vai trò quan trọng ở Biển Đông hoặc gợi ý một hướng tiếp cận khả thi để tháo gỡ nút thắt.
Khi chính sách châu Á của Nga phát triển, nó có thể sẽ trở nên đa dạng hơn và ít tập trung vào Trung Quốc hơn. Xu hướng này đã được thể hiện trong sự thúc đẩy của Matxcơva năm 2016 về phía Nhật Bản và Hàn Quốc, cũng như hội nghị thượng đỉnh Nga-ASEAN và hy vọng tự do thương mại. Liệu các đối tác Đông Bắc Á và Đông Nam Á có muốn Nga can dự sâu hơn vào Biển Đông như một bước trong tiến trình hợp tác? Trong trường hợp đó, Nga sẽ lại đối mặt với một thách thức khó khăn hơn với Trung Quốc để duy trì là đối tác số một ở châu Á.
Theo AMTI, một trong những vấn đề lớn ở Biển Đông là tự do hàng hải và việc diễn giải nguyên tắc này. Trong khi Trung Quốc không có khả năng hoạt động hàng hải đáng kể, Nga lại hoàn toàn có khả năng và đang nghiêng về phía diễn giải của Mỹ về những nhiệm vụ mà tàu quân sự nước ngoài có thể và không thể hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của nước khác. Hơn nữa, UNCLOS năm 1982 được viết ra do và vì các cường quốc hải quân trên toàn cầu như Nga.
AMTI kết luận, về lâu dài Nga có thể nhận thấy mình liên quan nhiều hơn đến Biển Đông, cũng như chính sách châu Á của Nga là sự chuyển dịch hoàn toàn và không chỉ là sự thay đổi nhỏ trong các cam kết song phương. Tuy nhiên, trong khi các nhà hoạch định chính sách Nga vẫn đang thực hiện các biện pháp tình thế ở Đông Á, chiến lược chính của Nga là sẽ phải tránh việc đứng về một phe và tham dự vào các vấn đề hóc búa về địa chính trị như hàng loạt những vấn đề Nga đang phải đối mặt trong chính sách đối ngoại.