Nga đối phó ‘cuộc chiến hầm ngầm’ ở Syria như thế nào?

Quân đội Nga những ngày này liên tục đưa tin ném bom phá hủy các căn cứ ngầm của phiến quân IS và khủng bố ở Syria. Đây là những mục tiêu khó nhằn qua kinh nghiệm của các cuộc chiến trên thế giới liên quan đến yếu tố địa đạo, theo trang tin Voennoe.RF (Nga) ngày 20.10.
Một đường hầm của quân nổi dậy Syria ở Deir al-Zor, dài 30 m - Ảnh: Reuters
Một đường hầm của quân nổi dậy Syria ở Deir al-Zor, dài 30 m - Ảnh: Reuters

Căn cứ ngầm và các đường hầm là các công sự chiến đấu của các lực lượng nổi dậy trong các cuộc chiến tranh và xung đột hiện nay, không chỉ khó phá hủy bằng vũ khí thông thường mà còn khó dò tìm phát hiện để tiêu diệt. Thông thường quân đội nhiều nước phải lập các nhóm tác chiến trên bộ chuyên tìm và diệt hầm ngầm.

Địa đạo lừng danh trong chiến tranh Việt Nam

Lần đầu tiên, quân đội Mỹ phải lập các nhóm cảm tử chuyên tìm kiếm và phá hủy hầm ngầm trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, với tên gọi “chuột đường hầm”. Những “con chuột” này được tuyển chọn phải nhỏ con, để có thể chui lọt vào các địa đạo của du kích ở miền Nam Việt Nam. Các lính này mang súng lục, đèn pin và thuốc nổ C-4 thâm nhập đường hầm để gài chất nổ phá hủy. Thậm chí lính Mỹ còn dùng cả lựu đạn cay. Các “con chuột” này luôn đối mặt có thể bị bắn hạ bất cứ lúc nào khi thâm nhập đường hầm.

Nga đối phó ‘cuộc chiến hầm ngầm’ ở Syria như thế nào? ảnh 1

“Chuột đường hầm” của quân Mỹ trong chiến tranh Việt Nam - Ảnh: Lục quân Mỹ

Ngoài ra Mỹ còn dùng oanh tạc cơ rải thảm bom để phá hủy địa đạo. Trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã thả 7 triệu tấn bom, gấp 3 lần số bom Mỹ thả trên đất Đức trong Thế chiến II. Những tưởng số bom đạn này đủ san bằng tất cả hầm hào, nhưng điều này không xảy ra, theo ghi nhận từ các phi vụ quan sát trên không của Mỹ.

Chỉ có các nhóm cảm tử dùng thuốc nổ C-4 làm việc còn hiệu quả hơn là B-52 rải thảm, theo Voennoe.RF.

Kinh nghiệm cuộc chiến tranh Afghanistan

Nga đối phó ‘cuộc chiến hầm ngầm’ ở Syria như thế nào? ảnh 2

Lính Afghanistan phát hiện và tấn công 1 đường hầm của quân nổi dậy trọng cuộc chiến Afghanistan - Ảnh: Topwar.ru

Khi quân đội Liên Xô tiến vào Afghanistan, quân nổi dậy Mujahideen trú ẩn trong các đường hầm to lớn hơn địa đạo ở Việt Nam. Ban đầu, Liên Xô dùng máy bay ném bom trên diện rộng để phá hủy các đường hầm này, nhưng sau cùng quân đoàn 40 của Liên Xô phải lập các đơn vị đặc nhiệm phá đường hầm.

Khác với Mỹ, lính Liên Xô dùng thuốc nổ nhiều và mạnh hơn, sau này dùng cả súng phun lửa để phá đường hầm và phiến quân bên dưới.

Đường hầm của Palestine

Nga đối phó ‘cuộc chiến hầm ngầm’ ở Syria như thế nào? ảnh 3

Đường hầm của lực lượng Hamas - Ảnh: livejournal

Lực lượng Hamas đã xây nhiều đường hầm bên dưới dải Gaza thông qua Israel và Ai Cập. Phía Israel đã nỗ lực phá hủy các đường hầm này, nhưng phá cái này lại xuất hiện cái khác, như trò chơi mèo vờn chuột.

Syria: Hầm ngầm nhiều vô kể

Các chiến dịch trên thế giới cho thấy chỉ 1 máy bay không thể phá hủy hầm ngầm đối phương, nên phải có nhiều máy bay cùng các vũ khí phù hợp. Nga sử dụng các loại bom xuyên phá bê tông và phá hầm ngầm, có thể xuyên sâu 20 m vào lòng đất hoặc xuyên 2 m bê tông, lao thẳng vào các hố thông gió v.v.

Dĩ nhiên các chiến dịch không kích của Nga hiện nay ở Syria không thể so sánh được với các chiến dịch của Mỹ ở Việt Nam và Liên Xô ở Afghanistan trước đây.

Nga đối phó ‘cuộc chiến hầm ngầm’ ở Syria như thế nào? ảnh 4

Lắp đặt bom KAB-500-S lên Su-34 ở căn cứ tại Latakia, Syria - Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Nga đối phó ‘cuộc chiến hầm ngầm’ ở Syria như thế nào? ảnh 5

Một hầm ngầm và boongke ngầm bị bom của Nga phá hủy tại Syria - Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Tuy nhiên cuộc nội chiến ở Syria đã diễn ra cách đây 5 năm, và các bên trong cuộc chiến này không ngừng đào hầm hố mới. Các bên trong cuộc xung đột ở Syria sử dụng máy xúc hiện đại để đào hầm hố xây dựng các tuyến phòng thủ và tạo ra các căn cứ ngầm dưới lòng đất. Các nhóm thân al-Qaeda gần đây còn đào và xây boongke ngầm gần Idlib, lực lượng IS đào hàng km đường hầm bên dưới sa mạc Syria. Các đường hầm và boongke ngầm chất lượng kém này dễ làm và xây rất nhanh, phải có đến hàng ngàn.

Hầu hết các hầm ngầm và căn cứ ngầm của phiến quân bị phá hủy gần đây bởi bom phá hầm ngầm và bom chứa chất nổ cực mạnh của Nga. Tuy nhiên theo Voennoe.RF, các hầm ngầm bị phá hủy thì ít so với cuốc xẻng và máy xúc của phiến quân thì rất nhiều, nên đây là cuộc chiến lâu dài.

Các loại bom và tên lửa phá hầm ngầm của Nga tại Syria

Một số vũ khí chống hầm ngầm mà không quân Nga sử dụng tại Syria có bom BetAB-500, nặng 476 kg, do máy bay Su-34 thả xuống, có thể xuyên qua hàng mét bê tông để phá hủy boongke hoặc hầm ngầm.

Bom KAB-500S hướng dẫn bằng vệ tinh GLONASS, nặng 560 kg, thuộc loại vũ khí chính xác cao.

Nga đối phó ‘cuộc chiến hầm ngầm’ ở Syria như thế nào? ảnh 6

Bom BetAB-500

Nga đối phó ‘cuộc chiến hầm ngầm’ ở Syria như thế nào? ảnh 7

Bom điều khiển KAB-1500 gắn dưới máy bay Su-34 - Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Tên lửa Kh-25 mang đầu đạn nặng 90 kg, dẫn đường bằng laser, phá hủy các hầm ngầm khi được phóng đi từ cách xa 10 km.

Loại tên lửa “khủng” khác cũng được Nga sử dụng là Kh-29L, cũng dẫn đường bằng laser nhưng mang đầu đạn với khối thuốc nổ đến 660 kg (hơn 1 quả bom thông thường), một nửa khói thuốc nổ này là loại dùng xuyên phá với nhiệt lượng cao. Tên lửa này dùng phá các công sự, hầm ngầm, boongke kiên cố, cầu, đường, đường sắt, các cơ sở công nghiệp. Trong một số trường hợp, tên lửa Kh-29L còn dùng để diệt tàu chiến (đánh chìm tàu có lượng giãn nước đến 10.000 tấn).

Nga đối phó ‘cuộc chiến hầm ngầm’ ở Syria như thế nào? ảnh 8

Tên lửa diệt hầm ngầm Kh-29L - Ảnh: wikimedia

Theo Thanh Niên