Nga “đè” Mỹ ở Syria: Bài Chechnya thắng bài Afghanistan
VietTimes -- Mô hình can thiệp kiểu Chechnya đòi hỏi phải can thiệp sâu bằng bạo lực trong một khoảng thời gian ngắn còn mô hình Afghanistan thì chủ yếu dùng lực lượng đặc biệt để huấn luyện, vũ trang cho lính địa phương nhưng kiểu mô hình như Afghanistan đã để lại nhiều hậu quả khôn lường như các cuộc can thiệp của Mỹ tại Iraq và Libya.
(tiếp theo kỳ trước)
Rủi ro lớn nhất của "mô hình Chechnya" là nó tạo ra những kẻ thù sâu sắc. Hậu quả của vụ Grozny là rất nhiều người Chechnya tuyên bố sẽ đòi nợ máu quân đội Nga và đã tham gia các nhóm Hồi giáo cực đoan được tài trợ tới từ Trung Đông để "giúp đỡ những người Hồi giáo Chechnya trên con đường chiến đấu gian khổ chống lại những người Nga hùng mạnh vô đạo" (theo William năm 2004, trang 197).
Theo con đường đó, "mô hình Chechnya" đã tạo ra khủng hoảng con tin tại nhà hát Dubrovka gây nên cái chết của 133 thường dân và vụ bao vây trường học ở Beslan đã khiến 334 người khác thiệt mạng. Nhưng dù sao kẻ thù mà mô hình này tạo nên cũng đã phục vụ mục đích của Kremlin.
Ngày 8.8.2008, khi tổng thống Putin đang tham dự khai mạc Olympic tại Bắc Kinh, Georgia đã triển khai hành động quân sự, tấn công vào khu vực ly khai Nam Ossetia. Ngay tại Bắc Kinh, ông Putin đã ra lệnh khai hỏa. Quân đội Nga đã tấn công các đơn vị Georgia tại Nam Ossetia rồi sau đó tiến sâu vào lãnh thổ nước này.
Các nhóm nổi dậy trước đây chiến đấu vì lý do gì đó thì nay đã biến thành khủng bố và ảnh hưởng tới an ninh và ổn định. Sau khi cuộc chiến chống khủng bố được đưa ra, Nga và truyền thông phương Tây đã liên hệ các nhóm nổi dậy Chechnya với al-Qaeda. Trước đó từ lâu, Đức, Ý và Mỹ coi cuộc can thiệp của Nga là một chiến trường đẫm máu chống lại những phần tử cực đoan (Williams 2004, trang 200, 202). Nga đã hợp thức hóa những mục tiêu trong những chiến dịch hồi tố của họ. Đây cũng là một vũ khí của "mô hình Chechnya".
Điều này đã được sử dụng tại Georgia khi Kremlin chứng minh cuộc can thiệp là "bảo vệ lực lượng và tự vệ... Để bảo vệ đạo quân gìn giữ hòa bình của Nga khỏi bị tấn công". Ông Putin cũng so sánh của cuộc tấn công bất ngờ của Georgia với tội diệt chủng (Allison 2008, trang 1151-1152). Bằng cách hợp pháp hóa các mục tiêu công khai với các tiêu chuẩn được sử dụng bởi những nước phương Tây quyền lực, mô hình Chechnya giúp vô hiệu hóa những chỉ trích quốc tế trên truyền thông và những vòng vây ngoại giao.
Eduard Dzhabeyevich Kokoity - cựu tổng thống Nam Ossetia (cầm quyền từ 2001 tới 2011) đứng gần xe tăng của Nga năm 2008.
Hai ngày trước ngày phỏng vấn để tuyên bố chiến thắng tại Gozny trên truyền hình ORT vào ngày 6.2.2000, ông Putin đã nói với Hội đồng cố vấn An ninh quốc gia của ông để tán thành dự thảo học thuyết chiến tranh mới và nhắc lại trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại rằng "cấu trúc quân đội, hiện trạng và chi phí - tất cả đều cần một hướng đi khác (theo Bản sao chép điện đàm năm 2000).
Cuộc bao vây Grozny và hiệu quả về mặt chính trị và chiến lược của nó đã khai sinh ra mô hình can thiệp kiểu Chechnya. Sau này mô hình này đã được áp dụng tại Georgia vào năm 2008 và tại Syria năm 2015.
"Mô hình Afghanistan"
Với những bài học kinh nghiệm từ Afghanistan, Iraq, Yemen, Somalia, Niger, Libya và Syria, "mô hình Afghanistan" hạn chế gót giày của Mỹ trên những vùng đất này để tránh chú ý của giới truyền thông. Nó khuyến khích hợp tác đa phương để giảm thiểu sự kiểm soát của quốc tế. Các lực lượng quân đội ở địa phương được huấn luyện và vũ trang với sự giúp đỡ của những lực lượng đặc biệt của phương Tây và không kích trực tiếp từ lực lượng đặc biệt, tổ chức các chiến dịch để đạt được mục tiêu về chính trị.
Khi thành công, đất nước sẽ bị chiếm giữ và khống chế bởi lực lượng quân bản xứ và thường phải thiết lập một thể chế được xem là dân chủ (theo Andres 2005, trang 124-125). Phương thức chống nổi dậy ngăn Nga có thể xây dựng chế độ cai trị, khả năng và hạ tầng. "Mô hình Afghanistan" được cho là rẻ hơn và hiệu quả hơn là xâm lược trực tiếp theo cách thông thường. Và mô hình "chỉ huy sau lưng" này đã đạt được thành công lớn tại Syria cho tới khi nó phải thi đấu với "mô hình Chechnya".
"Mô hình Chechnya" đã đảo ngược tình thế tại Syria
Cuộc xung đột Syria rất phức tạp và cần phải rút gọn lại để phân tích. Đầu tiên, IS (al-Nusra) chống lại mọi bên trong cuộc xung đột. Đã có sự hợp tác giữa quân Mỹ và Nga vì IS không có tính hợp pháp quốc tế và vì thế chúng chỉ có một kết cục thê thảm. Tiếp theo là cuộc nội chiến Syria giữa chính phủ của tổng thống Bashar al-Assad và các nhóm nổi dậy Syria nhất là nhóm Quân đội tự do Syria (FSA) mà Mỹ coi là có thể cai quản Syria như một đất nước dân chủ.
Vì vậy, Nga và Mỹ đã phải cạnh tranh trong cùng một thời điểm với những mục tiêu trùng lặp. Trong khi Mỹ tập trung vào cuộc xung đột thứ nhất như một phần của cuộc chiến chống khủng bố, Nga lại chuyên chú vào cuộc xung đột thứ 2.
Ông Putin lo rằng một chế độ nữa sẽ bị sụp đổ bằng một cuộc cách mạng và ông không tin Mỹ sẽ tạo ra sự ổn định sau khi chứng kiến kết quả cuộc can thiệp của phương Tây vào Libya (Hill năm 2013). Mặc dù tập trung vào đánh IS, Mỹ rót rất nhiều nguồn tài nguyên để ủng hộ FSA trong cuộc chiến hòng lật đổ tổng thống Assad. Và cuộc xung đột thứ 2 là trung tâm cạnh tranh giữa 2 mô hình Chechnya và Afghanistan.
Tổng thống Nga Putin và tổng thống Mỹ Barack Obama tại Cuộc họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tại New York vào 28.9.2015, hai ngày trước khi Nga can thiệp vào tình hình Syria.
Trọng tâm của cuộc xung đột là trận chiến Aleppo bắt đầu vào năm 2012. Aleppo là thành phố lớn nhất Syria, đồng thời là trung tâm về văn hóa và kinh tế. Đây là mục tiêu mang tính biểu tượng được ưu tiên bởi "mô hình Chechnya". Năm 2014, những nhóm nổi dậy do Mỹ tài trợ đã chiếm được một nửa phía đông của thành phố. Truyền thông không chính thống và hàn lâm đều xác định Assad sắp sụp đổ. Chế độ Assad bị thiệt hại "nặng nề về quân số" và các dân quân đồng minh đang rút lui (Lister năm 2015). Nhưng vào ngày 30.9.2015, cuộc không kích đầu tiên của Nga đã giáng vào các nhóm nổi dậy.
Vào tháng 11.2016, thành phố bị bao vây và phần lớn bị hủy diệt. Vào 22.12.2016, quân chính phủ Syria chiếm quyền kiểm soát những khu vực còn lại. Nga và Syria đạt được sự thỏa thuận ngừng bắn với các nhóm dân quân với hỏa lực áp đảo và bằng cách cung cấp "điện, nước, thức ăn và ân xá về quân sự để đảo lấy sự phục tùng chế độ" (theo Strategic Comments 2017, trang 2).
\Năm 2017, phương Tây dừng hỗ trợ cho quân FSA và nhường vũ đài chiến tranh cho Nga. Với những lo ngại về nhân đạo và thiếu sự đưa quân tấn công trực tiếp chính phủ Syria, "mô hình Afghanistan" không thể đưa một lượng quân cần thiết tới để bảo vệ chiến thắng của quân nổi dậy, trao không gian cho "mô hình Chechnya" khuất phục họ. Trong hai năm, Nga đã triển khai 34.420 lần xuất kích đặc biệt tập trung vào các vùng lãnh thổ bị quân nổi dậy kiểm soát trong và xung quanh Aleppo, Idlib và Homs (theo Shoigu 2017). Trong 4 năm, quân liên minh do Mỹ chỉ huy tổ chức lượng xuất kích gấp đôi là 68.568 cuộc nhưng trải rộng khắp cả Iraq và Syria (AFCENT 2017, trang 3).
(còn tiếp)