Để làm điều này, theo Die Welt, điện Kremlin có kế hoạch sử dụng dịch vụ không chỉ của ngân hàng Trung Quốc, mà còn của các nhà băng châu Âu và M, cụ thể như Bank ofAmerica, Goldman Sachs, Morgan Stanley và những thiết chế tài chínhkhác.
Lệnh trừng phạt không cấm các ngân hàng tiến hành đấu giá theo trái phiếu, và Chính phủ Nga có quyền nhận tiền từ những giao dịch này. Bản thân Liên bang Nga không thuộc danh sách trừng phạt mà chỉ là những hãng và công ty riêng biệt, Die Welt nhắc nhở.
Như vậy, Tổng thống Vladimir Putin có thể thu hút USD vào đất nước sau đó phân phối cho các doanh nghiệp bị rơi vào diện trừng phạt.
Theo quan điểm của tờ báo, đây là bước đi mạo hiểm,là chiến lược kiểu "được ăn cả ngã về không". Tuy nhiên, nếu kế hoạch của ông Putin đạt thành quả thì châu Âu và Mỹ sẽ hứng chịu thất bại chính trị đau đớn. Đối với họ, sự trợ giúp dành cho Nga từ phía các ngân hàng phương Tây hiển nhiên là tín hiệu bất hạnh tiền định.
Trong khi đó, thủ tướng Đức Angela Merkel kêu gọi các doanh nhân Đức chịu đựng các biện pháp trừng phạt Nga, dù chúng gây thiệt hại nghiêm trọng cho hoạt động kinh doanh của họ, Deutsche Welle cho biết. Theo tờ báo Đức, bà Merkel đã nói điều này tại buổi chiêu đãi thường niên của Hội đồng kinh tế đảng Liên minh dân chủ Kitô giáo (CDU) ở Stralsund ngày 27/2.
"Merkel thừa nhận rằng, ở mức độ nào đó các biện pháp trừng phạt đang giáng đòn mạnh vào giới kinh doanh, nhưng chỉ có thể dỡ bỏ chúng sau khi các Hiệp định Minsk được thực hiện toàn diện", DW viết.
Các biện pháp trừng phạt Nga từ phía EU và Mỹ đã được áp dụng năm 2014 trong bối cảnh những sự kiện ở Ukraine và việc Crimea sáp nhập với Liên bang Nga. Tháng 12/2015, biện pháp trừng phạt được chính thức gia hạn thêm. Kremlin phản ứng bằng lệnh cấm vận thực phẩm, hạn chế nhập khẩu hàng từ các nước tham gia trừng phạt.
Theo Sputnik