Chỉ thị được Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra trong lúc mà các nhà hoạt động ở Myanmar tiếp tục đưa ra lời kêu gọi “can thiệp nhân đạo” ở Yangon. Tuyên bố được đưa ra trong chiều 30/3, trùng ngày mà những người biểu tình ở Myanmar tổ chức một cuộc “đình công rác thải” để phản đối chính phủ quân đội.
Cuộc đình công diễn ra sau khoảng thời gian bạo lực hồi cuối tuần trước, trong đó các cuộc đụng độ giữa người biểu tình và các lực lượng an ninh Myanmar khiến ít nhất 14 người thiệt mạng chỉ tính riêng trong hôm thứ Bảy. Hơn 500 người đã thiệt mạng kể từ sau cuộc đảo chính ngày ½.
Hiện nay, có rất nhiều các nhà hoạt động trên Twitter, trong đó có nhiều tài khoản mới được lập, đã tăng cường kêu gọi chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden “hãy giúp đỡ”, trong khi chia sẻ nhiều bức ảnh và báo cáo về hành động giết người của quân đội Myanmar.
Một tài khoản Twitter lập từ năm 2013 còn liên tục kêu gọi người nổi tiếng và giới chính trị gia Mỹ tổ chức không kích Myanmar, thậm chí kêu gọi “tiêu diệt quân đội Myanmar và gia đình/bạn bè/bất cứ người thân nào của họ”.
Myanmar đã nằm dưới sự cai trị của quân đội trong phần lớn khoảng thời gian mà đất nước này tồn tại. Quân đội, còn gọi là Tatmadaw, trong năm 2011 cũng từng chiếm quyền lực của chính phủ dân sự được cộng đồng quốc tế công nhận.
Nguyên nhân mà quân đội Myanmar đưa ra để biện minh cho cuộc đảo chính là kết quả bầu cử năm 2020 – chiến thắng thuộc về đảng của bà Aung San Suu Kyi – mà họ cho là xảy ra gian lận diện rộng.