Mỹ-Philippines vẫn sẽ lấy phán quyết của Tòa trọng tài để áp chế Trung Quốc

VietTimes -- Trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ ngày 27/7, Tổng thống Philippinese Rodrigo Duterte khẳng định "trong tương lai bất kể tham vấn trong trường hợp nào đều sẽ tiến hành trên cơ sở kết quả trọng tài".
Ngày 27/7/2016, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tiếp Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.
Ngày 27/7/2016, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tiếp Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.

Tờ Tin tức Tham khảo Trung Quốc ngày 29/7 dẫn tờ Liên hợp buổi sáng Singapore ngày 28/7 cho hay Tổng thống Philippinese Rodrigo Duterte ngày 27/7 đã tổ chức hội kiến với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, lần đầu tiên cho biết rõ "trong tương lai bất kể tham vấn trong trường hợp nào đều sẽ tiến hành trên cơ sở kết quả trọng tài".

Ngày 12/7, Tòa trọng tài Phụ lục VII Công ước Liên hợp quốc về Luật biển công bố kết quả phán quyết về vụ kiện Trung Quốc của Philippines liên quan tranh chấp Biển Đông, cho rằng yêu sách “đường chín đoạn” của Trung Quốc ở Biển Đông không có bất cứ căn cứ pháp lý nào.

Ông John Kerry cân nhắc ủng hộ Trung Quốc và Philippines lấy kết quả trọng tài làm tiền đề để tái khởi động đối thoại, để giải quyết hòa bình vấn đề Biển Đông. Nhưng Trung Quốc vẫn không thay đổi thái độ coi thường kết quả trọng tài, khả năng tiến hành tham vấn vẫn còn chưa biết.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã bổ nhiệm cựu Tổng thống Fidel Ramos làm đặc phái viên đến Trung Quốc đàm phán, đang tạo môi trường cho tiến hành đối thoại.

Trước đó, khi gặp gỡ Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Perfecto Yasay, ông John Kerry cho biết: "Phán quyết của Tòa trọng tài có khả năng ràng buộc, nhưng chúng ta không hy vọng vì vậy mà hình thành cục diện đối đầu. Chúng ta đang tìm cách đạt được một phương án giải quyết ".

Ông cho biết, phán quyết của Tòa trọng tài ở The Hague đã tạo cơ hội cho các bên yêu sách chủ quyền ở Biển Đông giải quyết hòa bình tranh chấp.

Ngoài ra, theo tờ Nihon Keizai Shimbun Nhật Bản, ngày 27/7 ở Thủ đô Manila, Tổng thống Philippinese Rodrigo Duterte đã hội kiến với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. Ông Rodrigo Duterte cho biết tiền đề tiến hành tham vấn với Trung Quốc là kết quả trọng tài Biển Đông.

Hai bên còn xác nhận thực hiện thỏa thuận hợp tác quốc phòng mới và tăng cường hợp tác quân sự giữa Mỹ và Philippines.

Đây là lần đầu tiên Tổng thống Rodrigo Duterte hội đàm với Ngoại trưởng Mỹ kể từ khi ông nhậm chức Tổng thống đến nay. Hai bên đã vừa ăn trưa vừa tổ chức hội đàm ở Điện Malacanan.

Người phát ngôn Tổng thống Philippines tiết lộ, ông Rodrigo Duterte cho biết "khi tiến hành bất cứ cuộc tham vấn nào, kết quả trọng tài đều sẽ là nền tảng". Philippines hy vọng giải quyết tranh chấp với Trung Quốc bằng cách tiến hành tham vấn song phương với Trung Quốc, lấy kết quả phán quyết làm nền tảng.

Philippines cho Mỹ thuê 5 căn cứ quân sự
Philippines cho Mỹ thuê 5 căn cứ quân sự


Năm 2014, Mỹ và Philippines đã ký kết Thỏa thuận hợp tác quốc phòng tăng cường. Thỏa thuận này giúp cho Quân đội Mỹ có thể sử dụng các căn cứ quân sự của Philippines, sau nhiều năm lại tiếp tục được đồn trú ở Philippines.

Một trong những mục đích của Mỹ là thông qua triển khai lực lượng ở các căn cứ lân cận Biển Đông để tiến hành kiềm chế đối với Trung Quốc.

Sự cân nhắc của chính quyền Rodrigo Duterte là, ngoài duy trì quan hệ đồng minh với Mỹ, không kích động quá mức Trung Quốc, thúc đẩy tiến hành đàm phán để đạt được lợi ích.

Nhưng Trung Quốc khăng khăng rằng khi tiến hành tham vấn song phương sẽ bỏ qua phán quyết của Tòa trọng tài, việc tiến hành đàm phán có thuận lợi hay không còn chưa rõ. Đối với vấn đề này, người phát ngôn Tổng thống Philippinese cho biết "đối thoại sẽ được thúc đẩy tích cực".

Tờ Yomiuri Shimbun Nhật Bản ngày 28/7 cho rằng ở trên đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp ở quần đảo Trường Sa (Việt Nam), Trung Quốc không chỉ đã thúc đẩy xây dựng (bất hợp pháp) thành căn cứ quân sự, mà còn đang xây dựng cả nông trường và nơi nuôi lợn.

Tháng 1/2016, Trung Quốc đã bắt đầu vận hành (bất hợp pháp) sân bay trên đá Chữ Thập (Việt Nam). Công trình nhà ở cơ bản đã xây xong, bệnh viện sắp khai trương, trạm quan trắc biển và cơ sở làm ngọt nước biển cũng đang xây dựng. Những hoạt động này là bất hợp pháp.

Tên đá Xu Bi (Việt Nam), Trung Quốc đã trồng trái phép hơn 30 loại cây, đã chăn nuôi hơn 500 con gia cầm và khoảng 70 con lợn. Trung Quốc đã cho rất nhiều ngư dân sinh sống trái phép ở đá Vành Khăn (Việt Nam), nơi đây cũng đã xây dựng cơ sở nuôi cá.

Một số đảo nhân tạo đã được lắp trái phép thiết bị phát điện năng lượng mặt trời; nghe nói còn có kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân nổi.

Vài "đảo nhân tạo" do Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp đã được "phủ sóng thông tin di động", đồng thời đã xây xong các công trình ở cảng biển. Quan chức tỉnh Hải Nam cho biết sẽ xây dựng trái phép nơi đây thành “thắng cảnh tham quan” theo phương thức Maldives.

Trung Quốc ra sức tiến hành quân sự hóa Biển Đông, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực. Trong hình là ảnh đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã bị Trung Quốc biến thành một tiền đồn quân sự trên Biển Đông. Ảnh: Sina Trung Quốc.
Trung Quốc ra sức tiến hành quân sự hóa Biển Đông, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực. Trong hình là ảnh đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã bị Trung Quốc biến thành một tiền đồn quân sự trên Biển Đông. Ảnh: Sina Trung Quốc.


Hãng tin Reuters ngày 27/7 cho biết trước khi Tòa trọng tài ở The Hague ra phán quyết về vấn đề Biển Đông, quan chức Mỹ từng cho biết nếu như Trung Quốc coi thường phán quyết, Mỹ sẽ triệu tập một liên minh khiến cho Bắc Kinh trả giá nặng nề về danh dự quốc tế.

Nhưng sau khi Tòa trọng tài The Hague tuyên bố kết quả phán quyết ngày 12/7 được 2 tuần, Mỹ hầu như không thực hiện ngay được chiến lược cô lập này.

Báo Trung Quốc khoe khoang, tuyên truyền cho rằng, vào đầu tuần này, Trung Quốc còn đạt được một "thắng lợi ngoại giao quan trọng". Tuyên bố chung của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 49 (AMM49) không đề cập đến kết quả của vụ kiện trọng tài Biển Đông. EU vừa ra tuyên bố về trọng tài cũng không trực tiếp đề cập đến Bắc Kinh hoặc kiên trì cho rằng phán quyết này có tính ràng buộc.

Trong khi đó, ngày 27/7, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry bày tỏ hài lòng đối với tuyên bố bảo vệ pháp trị của ASEAN, đồng thời cho biết không đề cập đến vụ kiện trọng tài hoàn toàn không ảnh hưởng đến tầm quan trọng của nó.

Ông John Kerry còn cho biết phán quyết này "không thể" trở thành giấy lộn, bởi vì nó có khả năng ràng buộc pháp lý.