Tuần này, Bộ Thương mại Mỹ khởi động quy trình đăng ký trợ cấp sản xuất linh kiện bán dẫn theo Đạo luật Chips, mang tính bước ngoặt lịch sử được Quốc hội thông qua vào năm 2022.
Bộ Thương mại Mỹ bắt đầu nhận đơn vào cuối tháng 6 cho chương trình trợ cấp sản xuất trị giá 39 tỉ USD, nhưng khoản trợ cấp này đi cùng với những quy định và yêu cầu mang tính pháp lý ngặt nghèo mà các nhà sản xuất chip buộc phải tuân thủ.
Đối với những nhà sản xuất mới bắt đầu, Đạo luật Khoa học và Chip của Mỹ cung cấp 52,7 tỉ USD ưu đãi cho nghiên cứu, phát triển, sản xuất và tăng cường lực lượng lao động sản xuất linh kiện bán dẫn của Mỹ. Tổng ngân sách đó bao gồm các gói riêng biệt là 39 tỉ USD khuyến khích sản xuất, 2 tỉ USD cho phát triển những chip kế thừa, được sử dụng trong các phương tiện chạy bằng điện và hệ thống phòng thủ, 13,2 tỉ USD cho R&D và phát triển lực lượng lao động.
Ngoài ra, có 500 triệu USD được chỉ định tài trợ cho những hoạt động đảm bảo chuỗi cung ứng bán dẫn, an ninh công nghệ thông tin và truyền thông quốc tế. Đạo luật Chips cũng cung cấp khoản tín dụng thuế đầu tư 25% cho chi phí vốn để sản xuất linh kiện bán dẫn và thiết bị sản xuất linh kiện bán dẫn.
Những ưu đãi này sẽ nhằm đảm bảo nguồn cung nguyên vật liệu thô trong nước, tạo ra hàng chục nghìn sản phẩm hàng hóa có giá trị cao, xây dựng các liên đoàn lao động, tạo ra nhiều công việc sản xuất kỹ năng cao, đồng thời thúc đẩy hàng trăm tỉ USD đầu tư tư nhân. Khi công bố điều kiện tiên quyết của khoản tài trợ, Bộ trưởng Bộ Thương mại Gina Raimondo nhấn mạnh, cơ quan quản lý liên bang sẽ thực hiện những biện pháp phòng ngừa, bảo vệ, đảm bảo chương trình không bị lạm dụng.
Quy định dành cho doanh nghiệp nhận ưu đãi
Bộ Thương mại Mỹ đưa ra 2 yêu cầu gây tranh cãi nhất đối với những người nhận khoản tài trợ trị giá 39 tỉ USD. Điều thứ nhất, các nhà sản xuất chip nhận được hơn 150 triệu USD tài trợ trực tiếp, “sẽ được yêu cầu chia sẻ với chính phủ Mỹ một phần của bất kỳ dòng tiền đầu tư hoặc lợi nhuận nào, vượt quá dự đoán của doanh nghiệp, nộp đơn theo ngưỡng đã thỏa thuận.”
Bộ Thương mại Mỹ lưu ý: “chia sẻ ngược sẽ chỉ được thực hiện trong trường hợp dự án vượt hơn hẳn dòng tiền hoặc lợi nhuận dự kiến và sẽ không vượt quá 75% khoản tiền tài trợ trực tiếp của doanh nghiệp được hưởng.”
Thứ hai, Bộ Thương mại Mỹ cấm các công ty nhận được tài trợ từ hoạt động mở rộng năng lực sản xuất linh kiện bán dẫn ở nước ngoài trong vòng 10 sau khi nhận được tài trợ từ quỹ.
Bà Raimondo cho biết: “Những doanh nghiệp nhận tiền tài trợ sẽ phải ký một thỏa thuận, cam kết hạn chế khả năng mở rộng năng lực sản xuất linh kiện bán dẫn ở nước ngoài trong vòng 10 năm sau khi nhận được tiền ngân sách. Hạn chế này cho thấy, Trung Quốc rõ ràng là địa bàn cấm kỵ đối với những doanh nghiệp, nhận khoản tài trợ từ quỹ theo Đạo luật Chips của Mỹ, đặc biệt là những doanh nghiệp đang có sự hiện diện cơ sở sản xuất tại đại lục.
Ngoài 2 điều kiện tiên quyết gây tranh cãi nhất, bà Raimondo cũng cho biết, các công ty phải đệ trình một dự thảo kế hoạch nhu cầu sử dụng lực lượng lao động. Hơn thế nữa, những doanh nghiệp nộp đơn tìm kiếm hơn 150 triệu USD Mỹ tài trợ trực tiếp phải nộp “một kế hoạch về phương thức cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ em giá cả phải chăng và dễ tiếp cận cho người lao động mà doanh nghiệp sẽ sử dụng.”
Một phán quyết khác được nêu ra là các công ty nhận tài trợ cũng không được “cố tình tham gia vào bất kỳ nỗ lực nghiên cứu chung hoặc cấp phép công nghệ nào với một thực thể nước ngoài có liên quan đến những công nghệ hoặc sản phẩm nhạy cảm”. Bà Raimondo cũng cho biết, các công ty phải đồng ý với tất cả những hạn chế từ chính phủ Mỹ, bao gồm cả điều khoản cấm sử dụng tiền tài trợ để mua lại cổ phần hoặc trả cổ tức.
Bà nói: “Tôi muốn làm rõ rằng, các công ty không thể chi một USD chip nào cho việc mua lại cổ phiếu. Đây là về chương trình đầu tư vào an ninh quốc gia của chúng ta, không cho phép các doanh nghiệp sử dụng tiền của nước Mỹ để tăng lợi nhuận của cá nhân.” Tất nhiên, không ai mong đợi một “bữa trưa miễn phí”, nhưng những điều khoản bất ngờ sẽ buộc các công ty công nghệ phải suy nghĩ lại về nguồn ngân sách đối với những nhà máy, được triển khai ở Mỹ.
“Mục tiêu của chúng tôi đặt ra là đảm bảo, Mỹ sẽ là quốc gia duy nhất trên thế giới có trụ sở của mọi công ty, có khả năng sản xuất chip hàng đầu thế giới với quy mô lớn,” cô nói. Những quy định được đưa ra được coi là hướng dẫn chung cho tất cả các công ty nhận tài trợ. Bộ Thương mại Mỹ cũng dự định công bố các quy định chi tiết hơn trong những tuần tới. Bộ trưởng Gina Raimondo kết luận: “Chúng tôi sẽ ban hành những quy định rất chi tiết trong vài tuần tới, giúp các doanh nghiệp nắm chắc hơn về những giới hạn đặt ra trong ngành chip tại Mỹ.
Theo Tech Wire Asia