Mỹ chi vài chục tỷ USD để giữ ưu thế quân sự trước Trung Quốc

VietTimes -- Trung Quốc và Nga đang ra sức hiện đại hóa quân sự, do đó, 5 năm tới, Mỹ có kế hoạch chi vài chục tỷ USD để đổi mới trang bị và nâng cấp lực lượng quân sự ở châu Á-Thái Bình Dương.
Ngày 4/10/2016, Thượng tướng Mark Milley, Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ phát biểu tại Hội nghị thường niên Hiệp hội Lục quân Mỹ. Ảnh: Cankao
Ngày 4/10/2016, Thượng tướng Mark Milley, Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ phát biểu tại Hội nghị thường niên Hiệp hội Lục quân Mỹ. Ảnh: Cankao

Ngày 5/10 dẫn lời Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ, Thượng tướng Mark Milley ngày 4/10 phát biểu tại Hội nghị thường niên của Hiệp hội Lục quân Mỹ cho biết ưu thế quân sự 70 năm qua của Quân đội Mỹ đang nhanh chóng giảm đi.

Tướng Mark Milley cho hay Nga và Trung Quốc luôn ra sức tiến hành hiện đại hóa quân sự và có ý định tận dụng điểm yếu của Mỹ, thách thức trật tự an ninh quốc tế.

Do đó, Quân đội Mỹ cần phải nhanh chóng tiến hành điều chỉnh chiến lược và cơ cấu, phát triển và nâng cao khả năng tác chiến ở mọi khu vực. Chẳng hạn, trong tương lai, Lục quân Mỹ cần có khả năng bắn chìm tàu chiến địch, bắn rơi máy bay địch – tướng Mark Milley nói.

Đứng trước vài nghìn binh sĩ Quân đội Mỹ và đại biểu quân sự của vài chục nước, tướng Mark Milley cảnh cáo các đối thủ tiềm tàng của Mỹ rằng nếu các nỗ lực ngăn chặn quân sự thất bại thì Quân đội Mỹ sẽ đánh bại hoàn toàn đối thủ với mức độ "chưa từng có".

Trong mấy năm qua, Quân đội Mỹ đứng trước các thách thức to lớn trên nhiều lĩnh vực, bao gồm thái độ "hung hăng hăm dọa" của các nước như Nga và Trung Quốc cùng với tình cảnh khó khăn căng thẳng nhiều năm về chi tiêu quân sự của Mỹ, đã tạo ra tình trạng làm mất lòng tin từ một số đồng minh, đồng thời kẻ thù trở nên không còn biết sợ hãi.

Ngày 29/9/2016, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter phát biểu trên tàu sân bay USS Carl Vinson. Ảnh: AP
Ngày 29/9/2016, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter phát biểu trên tàu sân bay USS Carl Vinson. Ảnh: AP

Tờ Krasnaya Zvezda Nga ngày 5/10 cho hay trong 5 năm tới Lầu Năm Góc sẽ chi vài chục tỷ USD dùng để đổi mới trang bị ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và nâng cấp lực lượng quân sự ở khu vực này, qua đó tạo ra sự bất ngờ “không vui vẻ gì” cho các đối thủ tiềm tàng.

Mỹ có kế hoạch trước năm 2020 triển khai 60% “lực lượng hải quân và không quân ở nước ngoài” tập kết ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Gần đây, khi thị sát tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Carl Vinson ở căn cứ hải quân San Diego, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter đã đưa ra tuyên bố trên.

Ông cho hay Mỹ đã "bắt đầu tái triển khai lực lượng Thủy quân lục chiến, lực lượng vốn triển khai ở Okinawa sẽ điều đến các nơi đóng quân mới ở Australia, Hawaii và Guam".

Ông Ashton B. Carter giải thích cho biết Guam nằm ở Thái Bình Dương, đang đóng vai trò của trung tâm chiến lược.

Mỹ sở dĩ làm như vậy là do lo ngại thực lực của Trung Quốc không ngừng được tăng cường. Nếu nói Trung Quốc trước đây bị gọi là "công xưởng thế giới", thì họ hiện đang tích cực khám phá vũ trụ, lập trình máy tính, sản xuất phương tiện thông tin tiên tiến. Lãnh đạo Trung Quốc cho biết Trung Quốc muốn trở thành cường quốc khoa học kỹ thuật thế giới trước năm 2050.

Nói cách khác, nhìn vào đánh giá hiện có về tiềm lực kinh tế, khoa học kỹ thuật và quân sự của Trung Quốc, Trung Quốc về khách quan thực sự có thể được coi là đối thủ thực sự "tranh ghế đầu" toàn cầu với Mỹ.

Biên đội máy bay chiến đấu F-35 của Không quân Mỹ và Australia. Ảnh: Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc.
Biên đội máy bay chiến đấu F-35 của Không quân Mỹ và Australia. Ảnh: Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter còn cho biết thêm: "Chúng tôi vui mừng còn có kế hoạch tương tự khác", "chúng tôi đang nâng cao sức chiến đấu của tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia, sẽ tăng gấp đôi tên lửa hành trình Tomahawk.

Chúng tôi cũng đang gia tăng đầu tư cho sản xuất tàu ngầm không người lái với các kích cỡ và trọng tải khác nhau. Ở vùng nước nông, loại tàu ngầm này hành động có hiệu quả cao hơn, trong khi tàu ngầm thông thường không thể đi lại".

Căn cứ vào tuyên bố của ông Ashton B. Carter, trong 5 năm tới, Mỹ có kế hoạch chi trên 12 tỷ USD cho chương trình radar và máy bay ném bom chiến lược B-21, đồng thời sẽ chi 56 tỷ USD mua sắm trên 500 máy bay chiến đấu đa dụng F-35 cho Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ. Ngoài ra, chi phí cùng để cải tiến máy bay tiếp dầu  trên không sẽ trên 16 tỷ USD.

Người phụ trách Lầu Năm Góc cam kết, tất cả các biện pháp trên đều là "vì hòa bình, ổn định và tiến bộ của khu vực châu Á-Thái Bình Dương".