Mỹ bị hạ xếp hạng tín nhiệm: 'Sóng ở đáy sông'?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

VietTimes – Việc Fitch Ratings hạ xếp hạng tín nhiệm của Mỹ chỉ gây xáo trộn nhỏ trên thị trường tài chính, nhưng nó phát đi cảnh báo về rủi ro tài khóa đang ngày một lớn dần.

Như VietTimes đã đưa tin, hôm 1/8, Fitch Ratings đã hạ xếp hạng tín nhiệm của Mỹ từ AAA xuống AA+. Đây là lần đầu tiên sau 1 thập kỷ, Mỹ bị một hãng xếp hạng lớn hạ bậc xếp hạng tín nhiệm.

“Bất cứ ai đọc báo đều biết rằng Mỹ đang có vấn đề tài khóa dài hạn hết sức nghiêm trọng”, tờ The Wall Street Journal dẫn lời ông Ben Bernanke - cựu Chủ tịch Fed, cho hay. Đồng thời nhấn mạnh: Các nhà đầu tư có thể dễ dàng tìm thấy hàng trăm lời cảnh báo như vậy trong nhiều thập kỷ qua, song họ lại kết luận rằng tốt nhất là nên phớt lờ hoặc thậm chí coi đó là cơ hội tốt để mua vào.

im-828149.jpg
Cựu Chủ tịch Fed Ben Bernanke (Ảnh: Bloomberg)

12 năm trước, khi Standard & Poor’s gây sốc cho giới tài chính khi hạ xếp hạng tín dụng của Mỹ, cổ phiếu sụt giảm, tiến sát tới thị trường giá xuống, thế nhưng các nhà đầu tư vẫn đổ xô mua trái phiếu, hành động được coi là rủi ro hơn.

Các nhà đầu tư đang lặp lại sai lầm trong quá khứ và dễ dàng bỏ qua những lời cảnh báo. Trái phiếu kho bạc vẫn là thứ tài sản có tính thanh khoản cao, được thèm muốn nhất trên thế giới và là nền tảng phi rủi ro để làm tham chiếu định giá các tài sản khác.

Thêm nữa, ngoài đợt sụt giảm ngắn hạn của cổ phiếu năm 2011, tình trạng thâm hụt tài khóa của chính phủ Mỹ hiếm khi trở thành vấn đề đối với túi tiền của người dân nước này. Nhưng cảnh báo mới đây của Fitch xuất hiện ở một thời điểm nhạy cảm.

Cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009 và phản ứng khẩn cấp trước đại dịch COVID-19 đã đẩy rủi ro lên cao nhưng đồng thời cũng giúp trì hoãn hậu quả.

Việc Fed duy trì lãi suất ở mức thấp bất ngờ, thậm chí cắt giảm lãi suất vay qua đêm xuống còn 0 vào năm 2020, góp phần giúp giảm gánh nặng nợ công.

1.png
Dự báo của CBO về tỷ lệ nợ trên GDP của Mỹ (Ảnh: CBO)

Nhưng nó đã tăng nhanh chóng khi Fed nâng lãi suất để kiềm chế lạm phát ở mức cao nhất trong vòng 4 thập kỷ vào năm ngoái.

Đó chưa phải vấn đề cấp thiết, nhưng với quy mô của nó, phản ứng trên thị trường trái phiếu trong sáng hôm thứ Tư trước động thái của Fitch Ratings đi ngược lại với năm 2011 – lợi suất trái phiếu tăng sát mức cao nhất của năm. Làn sóng phát hành nợ ngắn hạn để lấp đầy Kho bạc sau tranh cãi về trần nợ ở Mỹ cũng gây thêm sức ép trong ngắn hạn.

Nước Mỹ vay mượn bằng chính đồng tiền của mình và sẽ không bao giờ vỡ nợ miễn là họ còn in được tiền. Nhưng do lãi suất tăng đẩy nhu cầu rót vốn lên cao hơn, khả năng của chính phủ Mỹ trong việc thay đổi lộ trình tài chính mà không phải in tiền quá độ đang trở nên hạn chế hơn.

Nhưng nếu không đưa ra những biện pháp triệt để như vậy, Mỹ gần như chắc chắn phải chi nhiều tiền hơn để vay mượn. Lãi suất phi rủi ro đang tăng đó sẽ lấn át đầu tư tư nhân và làm giảm giá trị cổ phiếu.

Dư địa tài khóa hạn hẹp cũng khiến cho việc phản ứng với cuộc khủng hoảng tiếp theo trở nên thách thức hơn. Ví dụ, việc đối đầu với một chủ nợ lớn của Mỹ trong tương lai không chỉ gây đe dọa tính mạng với người dân Mỹ, mà còn gây hại ngay cả bên trong nước Mỹ - dưới dạng thuế, lạm phát cao hơn, phúc lợi bị cắt giảm…

Dạng vấn đề này từng được mô tả bởi nhà phân tích chính sách Michele Wucker trong cuốn sách tên “The Gray Rhino” (Tê giác xám) xuất bản năm 2016, từng là cuốn sách tiếng Anh bán chạy nhất ở Trung Quốc. Khác với cuộc khủng khủng hoảng ập đến bất ngờ được gọi là “thiên nga đen”, một “tê giác xám” là sự kiện rất có khả năng xảy ra mà trước đó đã có nhiều lời cảnh báo và bằng chứng bị phớt lờ, cho đến khi quá muộn.

Việc Fitch Ratings hạ xếp hạng tín dụng của Mỹ cũng nằm trong danh sách những lời cảnh báo đó./.

Theo Wall Street Journal