Chiếc laptop siêu nhẹ của Apple chỉ đạt tỷ lệ hư hỏng vào khoảng 7% trong vòng 3 năm đầu tiên sử dụng, kết quả từ cuộc thăm dò của Consumer Reports đối với những người đã mua một laptop trong vòng 5 năm qua.
Dòng laptop khác của Apple là MacBook Pro cũng đạt tỷ lệ hư hỏng thấp, với con số 9%. Kết hợp tất cả sản phẩm Apple lại với nhau, máy tính di động của hãng có tỷ lệ thất bại là 10%, mức thấp nhất trong bất kỳ sản phẩm OEM (nhà sản xuất thiết bị gốc) nào có trên thị trường.
Các MacBook có tỷ lệ hư hỏng thấp hơn so với những sản phẩm vận hành trên nền tảng Windows, mặc dù sản phẩm chạy Windows có mức sử dụng cao hơn 3 giờ/tuần so với mức trung bình tổng thể.
Theo Consumer Reports, laptop chạy trên nền tảng Windows có mức giá trung bình ít hơn so với những sản phẩm được bán bởi Apple, nhưng lại có tỷ lệ hư hỏng cao hơn đáng kể. Những sản phẩm bán ra bởi Gateway và Samsung có tỷ lệ hư hỏng ước tính khoảng 16% trong 3 năm đầu tiên, trong khi các sản phẩm từ Acer, Asus, Dell, HP, Lenovo và Toshiba có tỷ lệ hư hỏng dao động trong khoảng từ 18% đến 19%.
Mỗi OEM Windows có phiên bản cụ thể có tỷ lệ hư hỏng thấp hơn so với mức trung bình, chẳng hạn như Lenovo ThinkPad có tỷ lệ rơi vào khoảng 15% trong 3 năm đầu tiên, thấp hơn 3% so với mức trung bình, trong khi dòng XPS của Dell cũng chỉ đạt tỷ lệ 15%, thấp hơn 4% so với mức trung bình.
Cũng theo Consumer Reports thì laptop của Apple đắt tiền hơn trong việc sửa chữa so với máy tính Windows, với chi phí tương ứng là 300 USD và 100 USD (mức trung bình). Đó là lý do vì sao tạp chí này khuyến cáo khách hàng nên mua gói AppleCare, được biết đến là gói bảo hành mở rộng của công ty. Chương trình bảo hành kéo dài từ 1 đến 3 năm, và hỗ trợ kỹ thuật miễn phí từ 90 ngày đến 3 năm.
Có điều, chi phí cho AppleCare là không hề rẻ khi nó có giá đến 183 USD đối với MacBook Air, tương đương mức chi phí cao hơn 18% so với giá 999 USD của phiên bản 13 inch. Với MacBook Pro 15 inch thì chi phí AppeCare lên đến 239 USD.
Theo Thanh Niên