Liệu Việt Nam có “giã từ vũ khí” Nga, dùng hàng Mỹ?

Việt Nam là một trong những khách hàng lớn nhất thế giới về mua vũ khí Nga. Đã có những hợp đồng trị giá trên 4,5 tỷ USD được ký kết những năm gần đây. Nhưng Việt Nam cũng không hoàn toàn chỉ nhắm đến Nga khi mua sắm quốc phòng, mà trong danh sách khách hàng đã có cả Israel, Ấn Độ - Hà Nội tuyên bố đa phương hóa về mua sắm vũ khí.
Phái đoàn quân sự Việt Nam thăm không đoàn máy bay trinh sát P-3 Orion của Mỹ
Phái đoàn quân sự Việt Nam thăm không đoàn máy bay trinh sát P-3 Orion của Mỹ

Tuy Việt Nam quan tâm mở rộng quan hệ đối tác với Mỹ trong lĩnh vực an ninh-quốc phòng, cho đến nay Hà Nội vẫn không vội mua vũ khí của Mỹ, mặc dù Washington dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí từ năm 2016.

Dư luận nhận thấy rằng Washington đang mời chào ngày càng ráo riết hơn: Tờ Defense News mới đây đưa tin Mỹ đang cố thuyết phục Việt Nam "chia tay" với vũ khí Nga để chuyển hướng sang mua vũ khí Mỹ.

Điểm lại lịch sử đương đại dễ thấy Việt Nam là một trong những khách hàng lớn nhất thế giới về mua vũ khí Nga. Đã có những hợp đồng trị giá trên 4,5 tỷ USD  được ký kết những năm gần đây. Nhưng cũng có điểm mới là Việt Nam không hoàn toàn chỉ nhắm đến Nga khi mua sắm quốc phòng, mà trong danh sách khách hàng đã có cả Israel, Ấn Độ - Hà Nội tuyên bố đa phương hóa về mua sắm vũ khí.

Liệu có khả năng Việt Nam giã từ vũ khí Nga, dành sự lựa chọn nghiêng hẳn về phía vũ khí Mỹ như Washington đang hy vọng? 

Trả lời câu hỏi trên, chuyên gia quân sự nổi tiếng của Việt Nam PGS-TS Thiếu tướng Lê Văn Cương khẳng định: 

"Người Mỹ có vận động gì cũng không lay chuyển được đâu. Mỹ kinh doanh vũ khí sẽ phải rao hàng quảng cáo, thuyết phục và dùng các đòn bẩy đủ loại để bán được càng nhiều vũ khí càng tốt, thí dụ họ bán cho Ả Rập  Xê-ut tới 100 tỷ USD. Nhưng với Việt Nam thì sẽ không có viễn cảnh đó".

Bởi mấy lý do rất rõ ràng. Thứ nhất, toàn bộ các binh chủng của quân đội Việt Nam đều được trang bị đa phần bằng vũ khí Liên Xô và Nga. Chất lượng vũ khí trang bị quân sự của Nga đã thể hiện qua thực tế kháng chiến chống xâm lược và bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam. Không có gì bí mật là thời chiến tranh Việt Nam, thậm chí cả lính Mỹ cũng thích súng AK-47 của Liên Xô hơn là AR-15 (M16) hay là M4A1 "vua kẹt đạn" của Mỹ.

Thiếu tướng Lê Văn Cương nói: "Tôi không phải chuyên gia về kỹ thuật quân dụng, nhưng tôi biết đội ngũ quân nhân các binh chủng Việt Nam đã có 70 năm dùng vũ khí Liên Xô và Nga. Đó là điểm cơ bản. Người Việt Nam có câu "Trăm hay không bằng tay quen". Ai cũng thích dùng thứ đã quen thuộc thành thạo. Các trường huấn luyện của Việt Nam bây giờ vẫn dạy cách sử dụng vũ khí Nga. Quân đội Việt Nam sử dụng vũ khí Liên Xô và Nga đã thành truyền thống, và truyền thống đó không thể sớm phai nhạt. Điều kiện kinh tế Việt Nam chắc không chấp nhận bước xoay chuyển cực đoan như vậy khi mua sắm vũ khí và trang bị quốc phòng".

Tàu ngầm Kilo và chiến hạm Gepard 3.9 của hải quân Việt Nam là các loại vũ khí do Nga chế tạoTàu ngầm Kilo và chiến hạm Gepard 3.9 của hải quân Việt Nam là các loại vũ khí do Nga chế tạo

Thứ hai, tướng Lê Văn Cương nhấn mạnh, con người mới là yếu tố quyết định trong cuộc chiến. Không chỉ sử dụng thành thạo những vũ khí Liên Xô và Nga trong suốt quá trình chiến tranh những năm 1954-1975, bộ đội và các chuyên gia kỹ thuật của Việt Nam còn cải tiến vũ khí Nga cho phù hợp với điều kiện nước mình và bối cảnh chiến sự. Thí dụ như tên lửa phòng không SAM-3 đã được nâng cấp, hay là phi công Việt Nam lái MiG 17, MiG 19 đánh bại cả F-16 và B-52 của Mỹ. Như vậy kỹ thuật Nga gặp được tài trí sáng tạo Việt Nam đã phát huy sức mạnh lớn lao góp phần chiến thắng.

Trong tình hình mới, bối cảnh quan hệ quốc tế mới, Việt Nam tiến hành chính sách đa phương hóa trong mua sắm trang bị quân sự. Thiếu tướng Lê Văn Cương cho rằng, xét dưới góc độ đối tượng tác chiến tiềm năng và yêu cầu quốc phòng cụ thể của Việt Nam hiện nay, "có lẽ chúng tôi sẽ mua của Mỹ một số phương tiện cảnh báo sớm trên biển, nhưng cũng với số lượng hạn chế, chứ Việt Nam không thể bỏ ra trăm tỷ USD cho hạng mục này. Cơ cấu chung là xen kẽ, tăng tính đa dạng mà thành phần cơ bản vẫn là vũ khí Nga. Thậm chí tôi có thể ước đoán tỷ lệ Mỹ 10%, còn Nga 85-90%. Trong chủ trương đa phương hóa về mua sắm vũ khí còn có điểm khá tế nhị về chiến lược chiến thuật. Nhiều vũ khí mà quân đội Trung Quốc đang có là mua của Liên Xô và Nga. Mà hai nước cùng sử dụng một loại vũ khí giống nhau cũng có phần bất tiện. Vì vậy mà Việt Nam cần đa dạng hóa thành phần vũ khí của mình", tướng Cương phân tích.  

Nhưng chốt lại vẫn là cân nhắc điều kiện tài chính bằng quan điểm thực tế. Không thể đồng loạt bỏ cũ thay mới toàn bộ hệ thống trang bị bằng những thể loại vũ khí khác, kéo theo đào tạo, huấn luyện theo lối mới cho người sử dụng. Không ít công nghệ của Mỹ vẫn là quá phức tạp và tốn kém đối với Việt Nam.

Đó là chưa nói tới yếu tố sự tin cậy. Vũ khí Nga đã thể hiện độ tin cậy, Nga và Việt Nam đã có truyền thống quan hệ tin cậy được thử thách qua thời chiến và thời bình, hiện là những đối tác chiến lược toàn diện của nhau.

Theo SP