Khốc liệt cuộc chiến giá dầu: Ai người thắng kẻ thua?

VietTimes -- Hiện tại, Nga và OPEC đang cùng nhau can thiệp để điều khiển giá dầu thế giới. Trung Quốc cũng thoát khỏi ảnh hưởng của đồng USD trên lĩnh vực năng lượng bằng cách tung ra những hợp đồng dầu thô tính bằng đồng nhân dân tệ. Iran có thể bị ảnh hưởng xuất khẩu do lệnh trừng phạt của Mỹ nhưng thu nhập từ năng lượng của nước này cũng sẽ không bị ảnh hưởng, Atimes cho biết. 

Lịch sử đã chứng kiến nhiều mối quan hệ địa kinh tế kỳ lạ. Hiện tại, trong khối OPEC, luật chơi thực tế đang được kiểm soát bởi Ả rập Xê-út một thành viên quyền lực của khối này kết hợp với một thành viên không nằm trong OPEC là Nga.

Nga có thể tham gia OPEC như một thành viên liên kết. Vì có một điều khoản chính trong thỏa thuận song phương giữa Riyadh và Moscow quy định sẽ cùng can thiệp để tăng hay giảm các sản phẩm dầu mỏ hiện đã trở thành một quy tắc tiêu chuẩn mới.

Một vài thành viên chính của OPEC không hài lòng về vấn đề này. Trong cuộc họp gần đây tại Vienna, ba thành viên Iran, Iraq và Venezuela đã cố gắng nhưng không bác bỏ được việc tăng sản lượng dầu. Sản lượng của Venezuela thực tế đang xuống dốc. Iran đối mặt với tuyên bố ngầm của Mỹ về một cuộc chiến kinh tế đang bị thúc ép phải tăng sản lượng. Còn Iraq sẽ cần thời gian để thúc đẩy đầu ra.

Sản lượng dầu tháng 5.2018 tính theo triệu thùng/ngày.
 Sản lượng dầu tháng 5.2018 tính theo triệu thùng/ngày.

Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs nhấn mạnh: "Thị trường dầu mỏ vẫn đang thâm hụt... cần nhiều sản phẩm hơn những thành viên cốt lõi của OPEC và Nga để tránh tình trạng thiếu hụt vào cuối năm". Goldman Sachs hy vọng sản lượng của OPEC và Nga sẽ tăng thêm 1,3 triệu thùng/ngày vào cuối năm 2019. Những thương gia tại vịnh Ba Tư đã cho rằng điều này là phi hiện thực:

"Goldman Sachs không có những gương mặt quan trọng có thể đòi Nga và Ả rập Xê-út tăng sản lượng sản xuất dầu. Nhiều nhất sẽ là 1 triệu thùng/ngày. Và cũng đáng ngờ nếu Nga tìm cách gây thiệt hại cho Iran dù họ có khả năng đảm bảo sản lượng này".

Về thực tế, cả Nga và Iran đều đang chịu những lệnh trừng phạt của Mỹ sẽ phối hợp với nhau trong chính sách về năng lượng. Cả hai đều có lợi ích trong việc chống lại công nghiệp dầu đá phiến của Mỹ. Những nhà phân tích về năng lượng hàng đầu cho rằng chỉ có dầu mỏ ở mức giá 100 USD/thùng thì khi đó kỹ thuật khai thác nứt vỡ thủy lực (fracking) mới có lợi nhuận cao. Khai thác dầu khí qua phương pháp này là ngắn hạn tại Mỹ; và phần lớn dầu khí khai thác qua kỹ thuật này sẽ cạn trong 15 năm. Hơn nữa, câu chuyện thật về dầu khí đá phiến cuối cùng sẽ kết thúc giống như một âm mưu Ponzi.

Tổng thống Nga Putin và thái tử Ả rập Xê-út Mohammed bin Salman.
 Tổng thống Nga Putin và thái tử Ả rập Xê-út Mohammed bin Salman.

Có thời gian chính quyền Obama đã "hạ lệnh" cho Riyadh thả nổi giá dầu để gây thiệt hại cho cả Nga và Iran. Nhưng trò chơi đã thay đổi mạnh mẽ khi Venezuela mất sản lượng 1 triệu thùng/ngày và Iran dưới những lệnh trừng phạt sắp tới cũng có thể mất 1 triệu thùng khác.

Thời báo châu Á đưa tin, OPEC (cùng Nga) có thể tăng sản lượng cao nhất là 1 triệu thùng/ngày. Và điều này sẽ cần có thời gian vì theo các thương gia tại vịnh Ba Tư thì: "sản lượng 800.000 nghìn thùng/ngày bị cắt giảm do thâm hụt sẽ không thể khôi phục được".

Những nhà sản xuất dầu không muốn giá cao

Tất cả những nước sản xuất dầu đều không muốn giá dầu tăng cao. Khi điều đó xảy ra, cầu giảm và có sự cạnh tranh khốc liệt - như hình thức xe điện sẽ có một bước thúc đẩy mạnh mẽ.

Điều này một phần giải thích vì sao Riyadh chiến thắng trong cuộc chiến hạ giá dầu tại Vienna. Ả rập Xê-út là nước duy nhất có sản lượng thừa - những con số thật sự vẫn gây tranh cãi trong giới năng lượng. Lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran khiến Iran rất cần nguồn thu ngoài năng lượng và đang cần phải chống lại điều đó.

Điểm mấu chốt là dù cho có thỏa thuận tại Vienna, giá dầu trong ngắn hạn sẽ tăng vọt. Theo phân tích của BNP Paribas, các yếu tố như nguồn cung có vấn đề của Venezuela và Libya, cùng lệnh trừng phạt không chắc chắn với Iran, dẫn tới "những yếu tố nền tảng của dầu mỏ khiến cho giá dầu tăng lên trong 6 tháng tới mặc cho những quyết định của OPEC+".

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã từ bỏ thỏa thuận hạt nhân với Iran đồng thời tiến hành một cuộc chiến kinh tế chống lại đất nước này.
 Tổng thống Mỹ Donald Trump đã từ bỏ thỏa thuận hạt nhân với Iran đồng thời tiến hành một cuộc chiến kinh tế chống lại đất nước này.

Bộ trưởng dầu mỏ Iran Bijan Zanganeh đã hết sức nỗ lực trong việc hạ thấp vai trò của việc bao nhiêu dầu sẽ quay trở lại thị trường. Cùng quan điểm với những thương gia ở vịnh Ba Tư, ông chắc chắn biết rằng sẽ không thể tăng hơn 1 triệu thùng dầu/ngày và việc thúc đẩy sản lượng cần thời gian.

Cuối cùng, chính sách thực dụng của Riyadh chắc chắn sẽ không đồng ý bất cứ "quyết định" về chính sách dầu nào mà không làm rõ ràng điều đó trước với Mỹ nhưng điều cần quan sát hiện tại là cách Washington sẽ ứng xử với mối quan hệ mới thân thiện, lâu dài giữa Riyadh và Moscow. Với những hiện tượng xảy ra như vậy, thực tế đây là một thay đổi lớn về mặt địa chính trị dầu mỏ toàn cầu.

Điều lớn nhất vẫn chưa được biết tới là cuộc chiến kinh tế của Mỹ đối với xuất khẩu dầu mỏ của Iran sẽ diễn ra như thế nào?

Bộ trưởng dầu mỏ Iran rất thực tế. Ông không hy vọng khách hàng sẽ bỏ qua những lệnh trừng phạt của Washington. Total và công ty Royal Dutch Shell đã ngừng mua dầu của Iran. Các khách hàng lớn nhất của Iran theo thứ tự là: Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ.

Ấn Độ sẽ mua dầu Iran bằng đồng Rupee. Trung Quốc cũng sẽ hoàn toàn không làm theo lệnh của chính quyền tổng thống Trump. Hiện tại, Sinopec rất cần dầu Iran để tinh lọc tại các tỉnh của Trung Quốc và sẽ không ngừng mua dầu.

Bộ trưởng kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ Nihat Zeybekci đã thẳng thừng: "Những quyết định của Mỹ về vấn đề này không liên quan đến chúng tôi". Ông còn nhấn mạnh: "Chúng tôi nhìn nhận không lợi ích của nước nào hơn lợi ích của chính chúng tôi". Iran là nhà cung cấp dầu số 1 của Thổ Nhĩ Kỳ với 50% sản lượng nhập khẩu của nước này.

Thổ Nhĩ Kỳ coi lợi ích của mình là trên hết.
 Thổ Nhĩ Kỳ coi lợi ích của mình là trên hết.

Và Iraq cũng không bỏ hợp tác chiến lược về năng lượng với Iran. Theo những kênh cung cấp: Baghdad sẽ gửi dầu từ Kirkuk tới nhà máy lọc dầu tại Kermanshah, Iran và lấy dầu đã tinh lọc của Iran cho miền nam Iraq. Nga cũng không lui bước với ý định đầu tư 50 tỷ USD vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Iran.

Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đang vận động hành lang nhằm từ bỏ việc thực hiện các lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran. Theo Bộ năng lượng Hàn Quốc: "Chúng tôi cùng vị trí với Nhật Bản. Chúng tôi đang bàn thảo với Mỹ và sẽ tiếp tục đàm phán để có được việc miễn trừ".

Trong một thế giới ít màu sắc chủ nghĩa dân tộc hơn, nhóm EU-3 (Pháp, Anh và Đức) bao gồm Trung Quốc và Nga đều tham gia thỏa thuận hạt nhân với Iran được biết đến là Thỏa thuận hành động chung toàn diện JCPOA, cùng với Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ nói về cuộc chiến đơn phương về kinh tế của chính quyền tổng thống Trump chống lại Iran thực tế đã vi phạm một hiệp ước do Liên Hợp Quốc chứng thực, hoàn toàn không đếm xỉa tới các quốc gia đã cam kết sẽ bảo vệ JCPOA. Nhưng trong thế giới thực, sẽ chẳng có điều gì xảy ra.

Tất cả là vấn đề năng lượng

Một lần nữa, cần phải theo dõi giao dịch chứng khoán năng lượng tại Thượng Hải. Những hợp đồng bằng đồng "petro-yuan" (hợp đồng dầu thô tính bằng đồng nhân dân tệ) đã bắt đầu được giao dịch vào cuối tháng 3. Tới tháng 5, những hợp đồng bằng petro-yuan đã chiếm 12% thị trường toàn cầu. Giá một thùng dầu tính bằng nhân dân tệ dao động giữa chuẩn của dầu Brent và West Texas Intermediate (WTI).

Trung Quốc đang không cố làm điều gì mà đặt cược cùng lúc vào Ả rập Xê-út và Iran. Tập đoàn đầu tư Trung Quốc có thể sẽ mua 5% của công ty Aramco với giá khoảng 100 tỷ USD. Cùng lúc, Trung Quốc đã bắt đầu trả tiền dầu Iran bằng nhân dân tệ từ 2012. Nếu EU không có động thái gì như các nhà phân tích hàng đầu của Iran hy vọng, lượng mậu dịch năng lượng với Trung Quốc sẽ nhanh chóng đạt tới con số 40 tỷ USD/năm.

Iran đang kết nối vững chắc với petro-yuan. Hiện tại, nước này có thể dựa vào hạm đội tàu chở dầu cực lớn được bảo hiểm hợp lệ để xuất khẩu dầu của mình. Theo tính toán của Iran thì cuộc chiến kinh tế của Washington sẽ khiến giá dầu lên cao hơn. Và kể cả việc xuất khẩu của Iran bị thiệt hại, số tiền đến từ dầu mỏ có thể sẽ không bị ảnh hưởng.

Trong 3 tháng, những hợp đồng dầu thô tính bằng nhân dân tệ đã chiếm 12% thị trường toàn cầu.
 Trong 3 tháng, những hợp đồng dầu thô tính bằng nhân dân tệ đã chiếm 12% thị trường toàn cầu.

Dưới cái bóng của những sự kiện trên là những dữ liệu gây kinh ngạc. Iran và Nga đang có lượng dự trữ dầu khí trị giá tới 45.000 tỷ USD. Trong khi, kỹ thuật khai thác dầu đá phiến của Mỹ hầu như chỉ là một điều hư cấu. Ả rập Xê-út có thể sẽ còn 20 năm nữa nằm trên đỉnh cao phong độ của việc cung dầu. Và trong mọi thời điểm, tất cả đều liên quan tới vấn đề năng lượng.

Những bên còn nghi ngờ sẽ lại ngồi lại cùng nhau trong khi không ngừng hạ thấp Nga, giống như Na Uy xây dựng một tầng lớp trung lưu vững chắc qua doanh thu về dầu và thặng dư thương mại lớn hiện tại. Những hồi chuông cảnh báo hiện tại đang vang lên tiếng kêu "Putin đã giành được OPEC". Thực tế, chính ông Putin đã thuyết phục thái tử Mohammad bin Salman rằng họ cần cùng nhau chiến đấu chống lại dầu đá phiến của Mỹ.

Vấn đề OPEC cùng Iran còn lâu mới có thể giải quyết. Chỉ có một điều chắc chắn là tương lai khắc nghiệt sẽ được che phủ bởi những cuộc chiến tài nguyên.