“Khai mở tiềm năng dữ liệu số - Từ tầm nhìn đến thực thi”: Dữ liệu số là động lực của tương lai!

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

VietTimes – Đó chính là chủ đề của Tọa đàm quan trọng về dữ liệu số được khai mạc vào 9h00 sáng nay (7/10) tại khách sạn Fortuna (Hà Nội).

Tọa đàm nằm trong chuỗi sự kiện của “Chương trình bình chọn, trao tặng Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam - Vietnam Digital Awards năm 2023 (VDA 2023) do Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) chủ trì, Bộ Thông tin và Truyền thông bảo trợ, Tạp chí điện tử VietTimes là cơ quan tổ chức thực hiện, Trung tâm Thông tin Truyền thông số là cơ quan phối hợp đồng hành.

Hưởng ứng “Năm dữ liệu quốc gia”, Tọa đàm có chủ đề “Khai mở tiềm năng dữ liệu số - Từ tầm nhìn đến thực thi”, là nơi chia sẻ những chính sách về khai thác dữ liệu cho đến kinh nghiệm thực tiễn xây dựng hệ sinh thái dữ liệu, đảm bảo an ninh dữ liệu của các tổ chức, doanh nghiệp.

“Tọa đàm nhằm mang đến góc nhìn đa dạng, toàn cảnh từ chính sách liên quan đến tiếp cận về dữ liệu trong chuyển đổi số, kiến tạo và thực thi chiến lược dữ liệu trong tổ chức doanh nghiệp. Đây cũng là sự kiện thiết thực của VDCA để hưởng ứng Ngày chuyển đổi số quốc gia 10/10”, ông Vũ Kiêm Văn – Phó Chủ tịch, Tổng thư ký VDCA, chia sẻ.

Tọa đàm có sự trình bày tham luận của nhiều diễn giả, chuyên gia hàng đầu trong công tác kiến tạo, quy hoạch, quản trị và khai thác dữ liệu, gồm: ông Nguyễn Trọng Khánh - Trưởng Phòng Hạ tầng và Dữ liệu số, Cục chuyển đổi số quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông); ông Nguyễn Quang Đồng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển truyền thông (IPS); ông Lê Nguyễn Trường Giang - Viện trưởng Viện Chiến lược Chuyển đổi số (DTSI); ông Hoàng Trọng Tôn - Giám đốc Giải pháp & Sản phẩm – Công ty SVTech.

Dưới sự điều phối của Viện trưởng IPS Nguyễn Quang Đồng, các chuyên gia và doanh nghiệp tham dự Tọa đàm cũng sẽ tiến hành thảo luận bàn tròn với chủ đề: “Khai mở tiềm năng dữ liệu – Từ tầm nhìn đến thực thi: Chia sẻ từ người trong cuộc”.

VietTimes tường thuật trực tiếp Tọa đàm này.

-------------------

report

Tọa đàm “Khai mở tiềm năng dữ liệu số - Từ tầm nhìn đến thực thi” bắt đầu

VDA23.jpg

Tọa đàm ghi nhận sự hiện diện của ông Nguyễn Thanh Lâm - Thứ Trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; ông Nguyễn Minh Hồng - Chủ tịch VDCA, Trưởng ban tổ chức VDA 2023; ông Nguyễn Văn Lanh - Phó Chủ tịch UBND Tp. Hội An; ông Đoàn Quang Hoan - Phó Chủ tịch Hội Vô tuyến – Điện tử Việt Nam; các diễn giả; các vị đại biểu đại diện cho Bộ Thông tin và Truyền thông; đại diện các doanh nghiệp; đại diện các Hiệp hội; phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí.

report

Ông Vũ Kiêm Văn – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VDCA – phát biểu khai mạc

Ông Vũ Kiêm Văn.jpg
Ông Vũ Kiêm Văn - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA)

Nhiều năm qua, Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) cùng với cộng đồng doanh nghiệp đã phối hợp triển khai nhiều chương trình hội thảo, diễn đàn về chuyển đổi số, chính phủ số, đô thị thông minh; tổ chức Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam thường niên và thực hiện nhiều chương trình đào tạo, tư vấn, chuyển giao công nghệ về chuyển đổi số.

“Toạ đàm “Khai mở tiềm năng dữ liệu số - Từ tầm nhìn đến thực thi” vào buổi sáng và “Lễ trao Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam năm 2023” vào buổi chiều là chuỗi những sự kiện quan trọng hoà cùng không khí cả nước hưởng ứng “Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10”, ông Văn nói.

Hưởng ứng “Năm dữ liệu quốc gia”, tọa đàm là nơi chia sẻ những chính sách về khai thác dữ liệu cho đến kinh nghiệm thực tiễn xây dựng hệ sinh thái dữ liệu, đảm bảo an ninh dữ liệu của các tổ chức, doanh nghiệp.

Tọa đàm nhằm mục tiêu góp phần nâng cao nhận thức, hình thành năng lực tư duy dữ liệu cho các đối tượng đang triển khai chính quyền số, doanh nghiệp số; tìm giải pháp cho những vấn đề và thách thức mà các tổ chức, doanh nghiệp đang gặp phải, thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số hiệu quả hơn.

“Góp sức cho công cuộc chuyển đổi số quốc gia được Hội Truyền thông số Việt Nam xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm”, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VDCA nhấn mạnh.

report

'Xây dựng dữ liệu là xây dựng nền tảng để phát triển xã hội'

Ông Nguyễn Trọng Khánh - Trưởng Phòng hạ tầng và dữ liệu số, Cục chuyển đổi số quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết như vậy tại tọa đàm.

Theo ông Khánh, trải qua 23 năm phát triển với nhiều thay đổi, dữ liệu số luôn là một thành phần quan trọng và cốt yếu được chú trọng xây dựng và phát triển. Vai trò của dữ liệu số ngày càng trở nên rõ nét hơn, quan trọng hơn, thể hiện ở việc Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số chọn năm 2023 là “Năm dữ liệu số quốc gia”.

ÔNG KHÁNH.jpg
Ông Nguyễn Trọng Khánh - Trưởng Phòng hạ tầng và dữ liệu số, Cục chuyển đổi số quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông)

Vị chuyên gia này cho hay, dữ liệu quốc gia đã trải qua 4 giai đoạn, cùng với sự phát triển của chính phủ điện tử. Cụ thể:

Giai đoạn cơ sở dữ liệu xây dựng một lần: Dữ liệu được thu thập một lần qua các đợt thu thập, số hoá, đo đạc, khảo sát và đưa vào các cơ sở dữ liệu lưu trữ, khai thác.

Dữ liệu sử dụng chủ yếu cho việc thống kê, xuất bản ấn phẩm và gần như không được cập nhật hoặc chỉ cập nhật theo đợt với thời gian dài. Điển hình cho một số cơ sở dữ liệu đã xây dựng như: cơ sở dữ liệu nền địa lý, cơ sở dữ liệu đất trồng lúa hay cơ sở dữ liệu chứa dữ liệu tổng điều tra dân số…

Giai đoạn cơ sở dữ liệu trong các hệ thống thông tin: Khi ứng dụng công nghệ thông tin từng bước được phát triển mạnh trong cơ quan nhà nước, các hệ thống thông tin từng bước hình thành và đã góp phần đắc lực phục vụ các hoạt động của các bộ, ngành, địa phương. Các hệ thống thông tin lớn được xây dựng kèm với các cơ sở dữ liệu riêng của nó đã thu thập, lưu trữ được lượng lớn dữ liệu.

Tuy nhiên, dữ liệu chủ yếu luân chuyển trong nội bộ hệ thống, trong phạm vi nghiệp vụ, cơ quan nhà nước, của ngành. Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu còn hạn chế, thiếu tính tương thích về tiêu chuẩn dữ liệu và sử dụng cho mục đích khai thác. Điển hình cho một số cơ sở dữ liệu là cơ sở dữ liệu đăng ký doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu ngành bảo hiểm, thuế…

ông khánh.png

Giai đoạn cơ sở dữ liệu làm nền tảng phát triển Chính phủ điện tử: Giai đoạn này chỉ hình thành rõ rệt khi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được đưa vào vận hành.

Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư không được xây dựng riêng cho một hệ thống hoặc hoạt động nghiệp vụ cụ thể nào mà được xác định làm cơ sở để triển khai nhiều hoạt động, giải pháp phát triển Chính phủ điện tử. Vai trò làm nền tảng phát triển Chính phủ điện tử vẫn đang được triển khai mạnh mẽ đối với các cơ sở dữ liệu quốc gia hiện nay.

Cơ sở dữ liệu làm nền tảng phát triển Chính phủ điện tử khác với các cơ sở dữ liệu trong giai đoạn trước khi được xây dựng phục vụ đa mục đích, cung cấp dịch vụ chia sẻ dữ liệu được chuẩn hoá và cung cấp rộng rãi cho các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, các nhân có nhu cầu để phát triển các ứng dụng, dịch vụ. Dữ liệu được chia sẻ trực tuyến, thời gian thực và chuẩn hoá theo tiêu chuẩn về cấu trúc dữ liệu thống nhất, đồng bộ.

Giai đoạn dữ liệu làm nền tảng chuyển đổi số quản trị công và phát triển kinh tế số, xã hội số: Giai đoạn này thực sự được biểu hiện rõ khi chuyển đổi số đã triển khai sâu, rộng vào đời sống xã hội; dữ liệu ngày càng được thu thập, dồi dào trong xã hội và có sự kết hợp với sự tiến bộ của khoa học công nghệ khi các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn được sử dụng phổ biến.

“Dữ liệu được thu thập nguyên trạng từ thực tế đời sống xã hội, được khai thác để giải quyết các vấn đề của xã hội, thúc đẩy sự sáng tạo trong xã hội. Trí tuệ nhân tạo sẽ thông minh hơn nhờ có nhiều dữ liệu; quản trị công sẽ tốt hơn nhờ dữ liệu; định hướng kinh doanh sẽ tối ưu hơn nhờ dữ liệu; ngành nghề mới ra đời nhờ dữ liệu; đời sống con người sẽ tốt hơn nhờ dữ liệu”, ông Khánh nói. (Xem thêm tại đây)

report

Viện trưởng IPS Nguyễn Quang Đồng: ‘Dữ liệu sẽ ngày càng được thu thập và lớn hơn!’

ĐỒNG.jpg
Ông Nguyễn Quang Đồng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển truyền thông (IPS) - trình bày tham luận tại tọa đàm

Chia sẻ tại tọa đàm, ông Nguyễn Quang Đồng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển truyền thông (IPS) – cho biết, ‘từ khóa’ công nghệ năm 2023 là ‘trí tuệ nhân tạo – AI’, với sự ra mắt của ứng dụng ChatGPT.

“Có hai yếu tố tạo ra sự thúc đẩy cho AI là dữ liệu và năng lực tính toán của hệ thống máy tính”, ông Đồng cho hay.

Viện trưởng IPS dẫn chứng, trong chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden tới Việt Nam, ngành công nghiệp bán dẫn là một trong những chủ điểm trọng tâm. Đây cũng là một trong những lĩnh vực quan trọng đóng góp vào tiến trình chuyển đổi số tại Việt Nam.

“Chính phủ đặc biệt quan tâm tới dữ liệu”, ông Đồng nhấn mạnh. Theo đó, dữ liệu ngày càng xác lập được vị trí trong một thập kỷ qua. Tuy nhiên, theo vị chuyên gia này, dữ liệu công ở Việt Nam vẫn còn riêng lẻ, thiếu sự điều phối.

“Vì vậy, việc thu thập dữ liệu sẽ chưa dừng lại, kỷ nguyên chuyển đổi số chỉ vừa mới bắt đầu, dữ liệu sẽ ngày càng được thu thập và lớn hơn”, ông Đồng nói và cho biết, để có kho dữ liệu tập trung, về mặt chính sách, bài toàn lớn nhất là làm thế nào để quy tụ, tập trung được dữ liệu.

ông nguyễn quang đồng VDA.png

Theo viện trưởng IPS, Việt Nam đang thiếu những hình mẫu giúp doanh nghiệp định hướng khai thác dữ liệu tốt hơn. “Dữ liệu đã và đang có những thay đổi rất nhanh, song phải thừa nhận rằng, Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn đầu phát triển dữ liệu”, ông Đồng nói.

Để nâng cao chuỗi giá trị dữ liệu, ông Đồng đưa ra loạt khuyến nghị về ưu tiên chính sách, gồm: Chiến lược quốc gia về dữ liệu; Xác định lại mô hình, vai trò xây dựng khai thác của Bộ/ngành và địa phương; phân loại dữ liệu; Khai thác dữ liệu và cần có danh mục dữ liệu ưu tiên…

“Dữ liệu phải là dữ liệu mở để cho người dân, doanh nghiệp dễ dàng truy cập, song vẫn phải đảm bảo an toàn”, ông Đồng cho hay.

report

6 'chiều kích' số của tổ chức, doanh nghiệp

Theo ông Lê Nguyễn Trường Giang - Viện trưởng Viện Chiến lược Chuyển đổi số (DTSI), để xây dựng dữ liệu cho các tổ chức, doanh nghiệp, dữ liệu phải tổng hợp một cách nhất quán, đồng bộ với nhau, và phải xây dựng được kiến trúc dữ liệu nền tảng.

Đi sâu phân tích, ông Giang cho biết, cần phải tiếp cận vấn đề từ 3 chiều kích, bao gồm: Tư duy; Hệ thống và Số (digital).

GIANG 3.jpg
Ông Lê Nguyễn Trường Giang - Viện trưởng Viện Chiến lược Chuyển đổi số (DTSI)

“Từ góc độ tư duy, chúng ta đang dùng những cách thức vận hành xã hội truyền thống để tư duy và thiết kế cách thức vận hành cho một xã hội mới”, vị chuyên gia chia sẻ.

Theo đó, trong xã hội truyền thống, mối quan hệ giữa người và máy móc là một mối quan hệ cộng sinh, con người nhờ máy móc mà vận hành xã hội hiệu quả hơn, máy móc nhờ con người mà phát huy được giá trị của mình. Nhưng trong xã hội mới, mối quan hệ giữa người và máy móc hợp lại thành một thể thống nhất trong một môi trường mới - môi trường số (cyberspace). Trong đó, “máy móc với con người hợp thành một”.

Từ góc độ hệ thống, mọi hệ thống đều nằm bên trong một hệ thống lớn hơn; tất cả mọi bộ phận của tổ chức đều phải hiện diện để tổ chức thực thi mục đích của nó được tối ưu; các bộ phận của hệ thống phải được bố trí theo cách đặc biệt để hệ thống thực thi được mục đích của nó; hệ thống thay đổi trong khi đáp ứng với phản hồi.

le nguyen truong giang.jpg

Từ góc độ số (digital), một dữ liệu số cốt lõi (digital to the core) là dữ liệu có thể đo được, đếm được, tính toán được.

Theo Viện trưởng DTSI, muốn trở thành một tổ chức, doanh nghiệp số, tổ chức/doanh nghiệp đó phải định hình được 6 'chiều kích' số (digital dimensions): Số nhờ thiết kế (Digital by design); Định hướng dữ liệu (Data-driven); Vận hành như một nền tảng (Acts as platform); Có tính mở nhờ mặc định (Open by default); Định hướng người sử dụng (User-driven); Chủ động (Proactive).

Khi công nghệ số và dữ liệu số trở thành động lực của một tổ chức/doanh nghiệp tương lai, họ sẽ phải đưa số vào cốt lõi (digital to the core) và tầng phần mềm (Software Layer) sẽ trở thành trung tâm của các tiến trình hoạt động của tổ chức/doanh nghiệp.

report

'Nguồn tài nguyên lớn nhất hiện nay không còn là dầu mỏ mà là dữ liệu'

Mở đầu tham luận, ông Hoàng Trọng Tôn - Giám đốc Giải pháp & Sản phẩm - Công ty SVTech, trích dẫn bài viết của Economist có tựa đề: “The world’s most valuable resource is no longer oil, but data” (tạm dịch: Nguồn tài nguyên lớn nhất không còn là dầu mỏ mà là dữ liệu).

“Như nhiều người đã biết, các doanh nghiệp hàng đầu thế giới hiện nay như Google, Amazon hay Facebook đều là những công ty sở hữu nguồn dữ liệu khổng lồ”, ông Tôn nói.

Ông Hoàng Trọng Tôn.jpg

Vị chuyên gia này dẫn báo cáo mới nhất của hãng nghiên cứu Gartner cho biết: Đến năm 2026, hơn 25% giám đốc dữ liệu của các tập đoàn lớn thuộc Fortune 500 sẽ đảm nhiệm ít nhất một sản phẩm dựa trên dữ liệu và phân tích dữ liệu tạo ra dòng doanh thu chính. Ở thời điểm đó, 20% các doanh nghiệp lớn sẽ sử dụng một platform cho việc hợp nhất và tự động hóa quá trình quản trị dữ liệu rời rạc.

Theo ông Tôn, xét trên góc độ doanh nghiệp, điều hành dựa trên dữ liệu tập trung vào câu hỏi: Mục tiêu sử dụng dữ liệu để làm gì (?).

Doanh nghiệp cần tập trung vào trải nghiệm của khách hàng. Đây là yếu tố quyết định để giữ chân khách hàng, tăng lượng khách hàng và từ đó tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể dựa vài dữ liệu để sáng tạo ra mô hình kinh doanh mới, tối ưu hóa quy trình vận hành dựa trên dữ liệu.

Là đơn vị tư vấn và triển khai giải pháp công nghệ thông tin với hơn 20 năm kinh nghiệm, ông Tôn cho rằng, nhìn chung, dữ liệu cần được phát triển một cách bền vững chứ không thể chỉ trong một thời gian ngắn. Để đạt được yêu cầu đó, các doanh nghiệp cần có một bộ công cụ tích hợp, chuẩn bị dữ liệu một cách hiệu quả.

Hiện tất cả các doanh nghiệp đều nhận thấy vai trò quan trọng của dữ liệu nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào để khai thác dữ liệu một cách hiệu quả nhất. Các doanh nghiệp đứng đầu trên thế giới hiện nay đều là các doanh nghiệp công nghệ. Họ thu thập và khai thác dữ liệu rất tốt.

Ở Việt Nam, các ngân hàng đều xây dựng các chiến lược khai thác dữ liệu, phát triển thêm các hệ thống data, AI để ra quyết định.

Với doanh nghiệp vừa và nhỏ, theo đại diện SVTech, cần có cách tiếp cận khác, có thể tận dụng những thành tựu có sẵn, từ đó triển khai những dư liệu lớn hơn. Bản thân các doanh nghiệp nhỏ với lượng dữ liệu nhỏ có thể chưa đủ để xây dựng nền tảng AI.

“Muốn khai thác dữ liệu hiệu quả thì phải quản trị dữ liệu tốt. Muốn phân tích dữ liệu để hỗ trợ ra quyết định thì nguồn dữ liệu phải có chất lượng tốt”, ông Tôn lưu ý.

report

Bắt đầu thảo luận 'Khai mở tiềm năng dữ liệu – Từ tầm nhìn đến thực thi: Chia sẻ từ người trong cuộc'

toa dam 456.png
report

- Từ góc nhìn của SVTech, trong 5 năm trở lại đây, tốc độ về nhận thức và hiểu của doanh nghiệp về vai trò của dữ liệu ra sao?

Ông Hoàng Trọng Tôn - Giám đốc Giải pháp & Sản phẩm (SVTech): Tất cả các doanh nghiệp đều nhận thấy vai trò quan trọng của dữ liệu nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào để khai thác dữ liệu một cách hiệu quả nhất.

Các doanh nghiệp đứng đầu trên thế giới hiện nay đều là các doanh nghiệp công nghệ. Họ thu thập và khai thác dữ liệu rất tốt.

Ở Việt Nam, các ngân hàng đều xây dựng các chiến lược khai thác dữ liệu, phát triển thêm các hệ thống data, AI để ra quyết định.

- Tại Việt Nam, khoảng 80% doanh nghiệp là doanh nghiệp vừa và nhỏ, cách tiếp cận dữ liệu có sự khác biệt ra sao, thưa ông?

Ông Hoàng Trọng Tôn: Với doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên có cách tiếp cận khác, có thể tận dụng những thành tựu có sẵn, sử dụng những usekey nhỏ như eKYC, giúp giải quyết tất cả các quy trình định dạng. Từ đó, doanh nghiệp có thể triển khai những dư liệu lớn hơn.

Bản thân các doanh nghiệp nhỏ với lượng dữ liệu nhỏ có thể chưa đủ để xây dựng nền tảng AI.

- Tiến trình chuyển đổi số, dữ liệu đối doanh nghiệp nên bắt đầu từ đâu?

Ông Lê Nguyễn Trường Giang – Viện trưởng Viện Chiến lược Chuyển đổi số (DTSI): Chúng ta phải nhìn dữ liệu vượt khỏi biên giới về mặt kỹ thuật. Dù rằng, khi đầu tư, doanh nghiệp còn phải cân nhắc đến tính hiệu quả.

Tuy nhiên, doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ vượt qua nhiều trở ngại khi vượt khỏi biên giới dữ liệu về mặt kỹ thuât.

Dữ liệu giúp doanh nghiệp tăng khả năng tiếp cận tín dụng. Chuyển đổi số không phải là câu chuyện riêng, đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể đi được một mình thì có thể đi thành nhóm, tham gia các Hội cùng tiếp cận dữ liệu, tiêu thụ dữ liệu chứ không cần thiết phải đầu tư riêng.

Toa dam 2000.png
report

- Định hướng của Bộ Thông tin và Truyền thông ra sao trong chiến lược về dữ liệu, đảm bảo giữa kinh tế và an toàn dữ liệu?

Ông Nguyễn Trọng Khánh - Trưởng Phòng hạ tầng và dữ liệu số, Cục chuyển đổi số quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông): Theo quan điểm của cá nhân tôi, cần phải đặt mục tiêu xây dựng một hệ sinh thái dữ liệu phong phú, đầy đủ sao cho cả doanh nghiệp và cơ quan nhà nước đều có thể tiếp cận, từ đó hướng đến chính phủ số.

Nhưng trong quá trình thực hiện, sẽ nảy sinh nhiều thách thức, khó khăn. Ví dụ, liệu các bên có sẵn sàng chia sẻ dữ liệu hay không, vấn đề bảo mật cá nhân như thế nào, hay nguồn lực, chi phí…đó là còn chưa tính đến lợi ích của các bên, chỉ phí để xây dựng dữ liệu. Nói chung là có rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết.

Tuy nhiên, tôi cho rằng tiến trình phát triển sẽ tiếp tục, và chúng ta nên thúc đẩy càng nhanh càng tốt.

Về vấn đề pháp lý liên quan tới hệ sinh thái dữ liệu, tôi cho rằng bộ quy định là điều cần thiết, nhưng không hẳn là bắt buộc phải có. Điều này là bởi, các quy định thường xuất hiện sau, đóng vai trò điều chỉnh lại hướng đi. Chúng ta cần phải thực thi kế hoạch trước để tạo ra giá trị, chứng minh được vai trò của hệ sinh thái dữ liệu trước. Trong quá trình đó, nếu có vấn đề nảy sinh, chúng ta mới cần điều chỉnh nhờ vào các quy định pháp luật.

- Ông đánh giá ra sao về một hệ sinh thái dữ liệu mà cả các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước đều có thể tiếp cận?

Ông Nguyễn Trọng Khánh: Theo tôi, việc thúc đẩy xây dựng một hệ sinh thái dữ liệu mà cả doanh nghiệp và khu vực nhà nước đều có thể tiếp cận là một định hướng rất tốt.

Đó là lý do vì sao mà nhà nước cung cấp dữ liệu mở. Tuy nhiên, đây chỉ là cơ sở dữ liệu cơ bản. Để tiếp tục mở rộng hệ sinh thái dữ liệu này, chúng ta cần phải kêu gọi các doanh nghiệp tham gia, đóng góp dữ liệu để có thể mở rộng hệ sinh thái đó. Tôi cho rằng đó là một định hướng rất tốt.

report

Tọa đàm “Khai mở tiềm năng dữ liệu số - Từ tầm nhìn đến thực thi” kết thúc lúc 11h30