Khả năng tạo ra năng lượng sạch vô tận nhờ phản ứng tổng hợp hạt nhân

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Bước đột phá mới của các nhà khoa học Mỹ mở ra cánh cửa cho năng lượng sạch vô tận.
Mỹ có khả năng tạo ra năng lượng sạch vô tận nhờ phản ứng tổng hợp hạt nhân (Ảnh: IE)
Mỹ có khả năng tạo ra năng lượng sạch vô tận nhờ phản ứng tổng hợp hạt nhân (Ảnh: IE)

Các nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Livermore (LLNL) là những người đầu tiên trên thế giới chứng minh khả năng sản xuất năng lượng thuần từ phản ứng tổng hợp hạt nhân.

Nói cách khác, thí nghiệm của họ là thử nghiệm tổng hợp hạt nhân đầu tiên tạo ra nhiều năng lượng hơn mức cần thiết.

Nhóm nghiên cứu đang đợi những kết quả cuối cùng trước khi công bố cho toàn thế giới. Nếu thành công, đây sẽ là một dấu mốc lịch sử.

Phản ứng tổng hợp hạt nhân là phương pháp mà Mặt Trời và các ngôi sao dùng để tạo ra năng lượng. Khi cộng đồng toàn cầu đang phải vật lộn với thách thức của biến đổi khí hậu và quá trình chuyển đổi năng lượng, các nhà khoa học đã nỗ lực phát triển công nghệ cần thiết để khai thác nguồn năng lượng này.

Phản ứng này xảy ra khi hai nguyên tử va vào nhau để tạo thành một hạt nhân nặng hơn, giải phóng một lượng lớn năng lượng trong quá trình này. Điều quan trọng nhất là nó giải phóng lượng khí thải carbon bằng 0, đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn những tác động xấu nhất của biến đổi khí hậu.

Việc tạo ra năng lượng thuần khiết là mục tiêu phấn đấu trong nhiều năm của sản xuất năng lượng hạt nhân. Một số người mô tả là "Chén Thánh" của sản xuất năng lượng. Trong một sự kiện phát trực tiếp, các nhà khoa học từ LLNL giải thích họ có thể đạt được sản lượng năng lượng thuần trong môi trường thử nghiệm.

Làm thế nào để năng lượng sạch từ phản ứng tổng hợp hạt nhân khả thi về mặt thương mại?

Mặc dù đây là một bước đột phá lớn đối với khoa học tổng hợp hạt nhân, nhưng điều đáng nói là phản ứng tổng hợp hạt nhân thương mại vẫn còn một chặng đường dài.

Trong sự kiện trực tiếp của DOE, Giám đốc LLNL, Tiến sĩ Kim Budil tuyên bố rằng vẫn còn “những rào cản rất đáng kể” đối với việc thực hiện phản ứng tổng hợp hạt nhân thương mại. Về cơ bản, quy trình đạt được trong thí nghiệm NIF phải được hoàn thiện và sản xuất ở quy mô lớn hơn nhiều để tạo ra năng lượng cần thiết cho phản ứng tổng hợp thương mại.

Tuy nhiên, Budil nhấn mạnh rằng đây là "bước cơ bản đầu tiên" và chúng ta có thể còn vài thập kỷ nữa để có công nghệ xây dựng nhà máy tổng hợp hạt nhân.

Theo IE