Kalibr Nga tiếp tục “hành” Mỹ, NATO mất ăn mất ngủ

Tên lửa Kalibr có thể phóng từ các tàu ngầm lớp Kilo, Lada, Akula, Yasen hoặc máy bay, cũng như các chiến hạm mặt nước. Các tàu chiến có thể phóng tên lửa khi tác chiến ở Hạm đội Thái Bình Dương, Biển Bắc, Biển Đen và Caspian, khiến cho chúng có thể được triển khai trên khắp thế giới.
Tên lửa hành trình Nga đang trở thành nỗi ám ảnh với phương Tây
Tên lửa hành trình Nga đang trở thành nỗi ám ảnh với phương Tây

Binh sĩ Mỹ ở Rota (Tây Ban Nha) và Trại Lemonier (Djbouti) có thể ngủ ngon vì chỉ hai căn cứ Mỹ này tại châu Âu và Trung Đông nằm ngoài tầm bắn của loại tên lửa hành trình tầm xa của Nga mới phóng từ biển kín nội địa gần đây. Nhưng nếu như hải quân Nga thực hiện kế hoạch tiềm tàng và rời khỏi biển nội thủy, những căn cứ này cũng sẽ bị uy hiếp.

Tại Thái Bình Dương, mối đe dọa tên lửa hành trình Trung Quốc có thể quét sạch căn cứ quân sự Mỹ bên ngoài lãnh thổ Mỹ. Trong khi đòn đánh tên lửa hành trình Nga tại Syria gần đây nổi bật, nguy cơ tên lửa hành trình được phổ biến nhanh chóng hơn một thập kỷ qua.

Với quân đội Mỹ, DoD chịu trách nhiệm về tất cả vấn đề phòng không cho các căn cứ trên mặt đất, không hề có một hệ thống nào có khả năng bảo vệ các căn cứ Mỹ đòn tấn công bằng tên lửa hành trình từ sau khi Liên Xô tan rã. Trách nhiệm của hệ thống phòng thủ tầm ngắn (SHORADS) chống tên lửa hành trình hiệu quả đã bị hủy bỏ. Hiện nay hệ thống SHORADS chống tên lửa hành trình của quân đội Mỹ ở đâu?

Màn trình diễn năng lực tên lửa hành trình Nga ngày 7/10 rõ ràng là sự ngạc nhiên lớn. Một chiến hạm cỡ nhỏ của Hạm đội Caspian, tàu hộ tống lớp Buyan và tàu hộ vệ lớp Gepard đã phóng môt loạt 26 tên lửa Kalibr-NK (SS-N-30A) vào các mục tiêu cách đó 900 dặm ở Syria. Nga tuyên bố không có tên lửa nào bị rơi, hầu hết các tên lửa đánh trúng mục tiêu đã định với độ chính xác là 3 mét.

Đó quả là một màn chiến đấu đáng kinh ngạc từ các chiến hạm nhỏ hoạt động trong vùng biển kín phía nam Nga, tàu lớn nhất là Dagestan trọng tải 1.500 tấn – chỉ bằng một nửa so với tàu chiến mặt nước nhỏ nhất của Mỹ. Quả thật hải quân Mỹ đã không chế tạo chiến hạm nhỏ kể từ thời hạ thủy tàu khu trục hộ tống lớp Claud Jones hoạt động giai đoạn 1958-1960, và cũng chưa bao giờ trang bị hỏa lực mạnh như vậy trên một tàu chiến cỡ đó.

Việc sử dụng đòn đánh tên lửa hành trình tầm xa (LACM) một cách hiệu quả (và hợp pháp) đã lách được các quy định của Hiệp định các lực lượng hạt nhân tầm trung, vốn cấm chỉ cấm các loại tên lửa tấn công tầm trung phóng từ mặt đất (hành trình và đạn đạo) tầm bắn 500-5.500km.

Tên lửa Kalibr có thể phóng từ các tàu ngầm lớp Kilo, Lada, Akula, Yasen hoặc máy bay, cũng như các chiến hạm mặt nước. Các tàu chiến có thể phóng tên lửa khi tác chiến ở Hạm đội Thái Bình Dương, Biển Bắc, Biển Đen và Caspian, khiến cho chúng có thể được triển khai trên khắp thế giới.

Mặt khác, Trung Quốc vốn không bị ràng buộc bởi Hiệp định INF đã đầu tư lớn vào các LACM phóng từ mặt đất, bao gồm cả các vũ khí mang đầu đạn hạt nhân. Loại tên lửa hành trình DH-10 đặt căn cứ Guam của Mỹ vào tầm bắn từ đại lục và Hawaii trong tầm bắn nếu bắn từ máy bay ném bom tầm xa H-6K.

Dựa trên bản chất mối đe dọa và thời gian Nga và Trung Quốc bỏ ra phát triển các hệ thống tên lửa hành trình của họ, người ta có thể tin rằng Bộ Quốc phòng Mỹ đi trước nguy cơ. Quả thật, hải quân Mỹ đã thực hiện chương trình nâng cấp nhằm đánh bị các tên lửa hành trình chống hạm với phiên bản SHORADS trên biển, đang được cải tiến với nhiều phiên bản hiện đại hóa như các tên lửa SeaSparrow, Rolling Airframe và hệ thống pháo đa nòng Vulcan-Phalanx, hiện đang hoàn thiện thế hệ thứ 4 với phiên bản Block 1B.

Chiến hạm Nga phóng tên lửa hành trình Kalibr từ biển Caspian, đánh phá các mục tiêu IS ở Syria cách đó 1.500km
Chiến hạm Nga phóng tên lửa hành trình Kalibr từ biển Caspian, đánh phá các mục tiêu IS ở Syria cách đó 1.500km

Không lực Mỹ cũng đang trong quá trình nâng cấp chương trình cho các hệ thống radar trên các chiến đấu cơ F-15C và F-15E, bổ sung khả năng chống các tên lửa hành trình, sử dụng các công nghệ radar đã lắp đặt trên các máy bay F-18E/F.  Lục quân Mỹ ngược lại, vẫn đang sử dụng khả năng phòng không thời Chiến tranh Lạnh không bao gồm năng lực chống tên lửa hành trình.

Việc bổ sung hệ thống phòng thủ tầm cao (THAAD) tại Guam vào tháng 4/2013 cũng đã được công bố và sẽ triển khai thường trực. THAAD là lời đáp trả nguy cơ tên lửa KN-08 của Triều Tiên.

Trước nguy cơ hàng trăm, nếu không nói là hàng ngàn tên lửa hành trình ở Thái Bình Dương, quân đội Mỹ đã triển khai không chỉ hệ thống SHORADS trên mặt đất nhằm đối phó với các tên lửa hành trình. Các hệ thống Patriot có thể bắn hạ tên lửa hành trình, nhưng chúng là hệ thống phòng thủ khu vực với số lượng tên lửa giới hạn, không được hỗ trợ phòng thủ điểm bởi hệ thống SHORADS. 

Tuy nhiên như sự đầu tư của hải quân Mỹ đã chứng minh rõ ràng, các hệ thống phòng không tầm xa như Patriot hay Standard cần phải được bổ sung một hệ thống phòng thủ điểm tầm ngắn mà quân đội Mỹ hiện đang thiếu. Hệ thống Avenger SHORADS sử dụng các tên lửa Stinger, vốn không được thử khả năng chống tên lửa hành trình mà chỉ diệt trực thăng và máy bay chiến thuật để yểm trợ lực lượng tác chiến, nhưng chỉ trong điều kiện thời tiết tốt.

Chỉ vào tháng 8 năm nay, quân đội Mỹ mới đề xuất trang bị hệ thống Stinger chống tên lửa hành trình. Đồng thời, các hệ thống như SLAMRAAM có thể được dùng để chống tên lửa hành trình đã bị hủy bỏ. Quân đội Mỹ cũng đã cắt bỏ hệ thống cảm biến JLENS tinh vi và một số hệ thống khác cũng chung số phận trong giai đoạn cắt giảm ngân sách quốc phòng sắp tới, khiến quân Mỹ không có các hệ thống chống tên lửa hành trình SHORADS trong mọi điều kiện thời tiết.

Phần lớn các nước NATO (trừ Hà Lan, Ý, Tây Ban Nha) trao nhiệm vụ phòng không cho không quân. Liên Xô trước đây và Saudi Arabia xây dựng lực lượng phòng không riêng, nhưng cuối cùng Nga tích hợp chúng vào các lực lượng vũ trụ Nga. Khả năng phòng không của Mỹ phải trở lại thời điểm lịch sử 1947, vào thời điểm trên, hệ thống phòng không mặt đất gồm toàn bộ lực lượng pháo phòng không. Thỏa thuận Key West 1947 đã thiết lập vai trò và nhiệm vụ quân sự, Quân đoàn số 6 trở thành lực lượng phòng thủ chống tấn công đường không của Mỹ. Nhiệm vụ này được chia sẻ với không quân Mỹ. Vào năm 1958, không lực Mỹ không giữ nhiệm vụ phòng không nữa.

Sơ đồ đường bay của 26 tên lửa Kalibr Nga đánh các mục tiêu tại Syria
Sơ đồ đường bay của 26 tên lửa Kalibr Nga đánh các mục tiêu tại Syria

Thời Chiến tranh Lạnh, quân đội Mỹ lãnh trách nhiệm nặng nề này, đã thiết lập một hệ thống phòng không nhiều tầng bào gồm các khẩu đội tên lửa 265 Nike trải dài từ Alaska tới Florida, kể cả các cơ sở tại Hàn Quốc, Nhật Bản và NATO. Các khẩu đội Nike trực chiến mãi tới năm 1975 và được thay thế bởi hệ thống di động HAWK, trang bị các tên lửa phòng không và chống tên lửa hành trình, bảo vệ các lực lượng tác chiến và các cơ sở cố định và chúng thường được triển khai tại các căn cứ Mỹ ở nước ngoài.

Hệ thống phòng không Vulcan có thể đồng thời phòng không chống máy bay và tên lửa hành trình, tuy nhiên què quặt do thiếu radar kiểm soát hỏa lực. Sau khi bức tường Berlin sụp đổ và kết thúc Chiến tranh Lạnh, Mỹ cho HAWK và Vulcan nghỉ hưu do ưa chuộng Patriot. Các khẩu đội Patriot vừa phòng không vừa phòng thủ tên lửa cho quân đội viễn chinh và các căn cứ thường trực đã gây chú ý trong cuộc chiến Vùng Vịnh. Sau đó, hệ thống Patriot được rút bớt tính năng chỉ nhằm bảo vệ các căn cứ trước nguy cơ tấn công tên lửa đạn đạo và tính năng chống tên lửa hành trình cơ bản bị hủy bỏ.

Tập trung vào phòng thủ tên lửa đạn đạo, không chú ý tới chống tên lửa hành trình đã dẫn tới việc đưa vào hoạt động hệ thống Patriot PAC-3, hệt thống THAAD và theo đuổi hệ thống phòng không tầm trung MEADS. Trong khi quân đội Mỹ không có hệ thống phòng thủ trong mọi điều kiện thời tiết SHORADS, các nước Na Uy, Tây Ban Nha, Phần Lan, Hà Lan trang bị hệ thống tên lửa phòng không AIM-120 do Na Uy chế tạo. Quân đội Mỹ từng phải mượn một hệ thống này để bảo vệ lễ nhậm chức của tổng thống Obama, dẫn tới việc triển khai thường trực xung quanh Washington DC.

Đối mặt với nguy cơ tại Iraq và Afghanistan, quân đội Mỹ đã triển khai hệ thống C-RAM (chống rocket và pháo cối) để bảo vệ các căn cứ tại hai nước này. Hệ thống này là một phiên bản của hệ thống Vulcan-Phalanx hải quân, vốn ban đầu được thiết kế chống tên lửa hành trình và đã được hải quân Mỹ thử nghiệm nhiều lần nhưng chưa bao giờ được triển khai làm nhiệm vụ này. Bất chấp áp lực cắt giảm ngân sách, cả không quân và hải quân Mỹ đều đầu tư vào phòng thủ tên lửa hành trình.

Sự kiện Nga triển khai các tên lửa hành trình vào chiến đấu thực sự là một sự đánh thức quá muộn màng đối với quân đội Mỹ.

*Lược dịch bài viết của Đại tá Mike “Starbaby” Pietrucha, một sĩ quan chuyên gia tác chiến điện tử trên các máy bay F-4G Wild Weasel và F-15E Strike Eagle, từng có kinh nghiệm qua 156 phi vụ chiến đấu. Với vai trò sĩ quan tác chiến, đại tá Pietrucha còn phục vụ trong quân đội Mỹ tại Iraq và Afghanistan.

Theo QPAN