Cho dù thông tin 4 quả tên lửa rơi xuống Iran là đúng, đây vẫn là một thông tin gây sốc bởi phần lớn số Kalibr còn lại đã tới đích, theo nhiều chuyên gia phương Tây.
Các tên lửa hành trình tầm xa Kalibr-NK chỉ được lắp đầu đạn thông thường. Nhưng các tên lửa này cũng có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Đây thực sự là một vấn đề lớn. Tên lửa hành trình tấn công có thể thêm những nguy cơ lớn vào một cuộc khủng hoảng.
Các nhà lãnh đạo quân sự sẽ vẫn không biết rõ hậu quả nếu như đó là một vụ tấn công hạt nhân. Kiểu tấn công dạng này có thể làm gia tăng nguy cơ chiến tranh hạt nhân và do đó các loại tên lửa hành trình thích hợp mang đầu đạn hạt nhân nên bị cấm hoàn toàn.
Tên lửa hành trình không đáng tin cậy. Trong trường hợp Nga tấn công Syria, nếu như chúng lắp đầu đạn hạt nhân và một số chúng rơi xuống Iran mà không nổ, Tehran sẽ thu hồi chúng. Kịch bản này cũng không quá xa xôi gì như thực tế từng xảy ra. Vào năm 2007, 6 tên lửa hành trình lắp đầu đạn hạt nhân đã được lắp nhầm lên một máy bay ném bom B-52 và bay qua bầu trời Mỹ.
Do các tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân hầu như chẳng khác gì so với các loại vũ khí thông thường khác, nhầm lẫn chỉ được phát hiện ra sau 36 tiếng đồng hồ. Nếu như sự cố đó có thể xảy ra dưới những quy định hướng dẫn nghiêm ngặt của Mỹ, hãy thử tưởng tượng xem điều gì có thể xảy ra với Nga ở Trung Đông.
Chỉ cần hỏi cha đẻ của vũ khí hạt nhân Mỹ, tên lửa hành trình phóng từ máy bay, cựu bộ trưởng quốc phòng William J. Perry. Ông nhất trí rằng chúng nên bị cấm. Perry đã tiên đoán trước cuộc đua phát triển các tên lửa hành trình hạt nhân từ 35 năm trước và gần đây đã viết chung với cựu trợ lý bộ trưởng quốc phòng Andy Weber một bài trên tờ Washington Post về vấn đề này. Họ gọi tên lửa hành trình là một loại vũ khí gây bất ổn vô song, vì mục tiêu được chọn không có cách nào biết được họ bị tấn công bởi vũ khí hạt nhân hay thông thường.
Như hai cựu quan chức Perry và Weber đã chỉ ra, thực tế tổng thống Mỹ Ronald Reagan và tổng bí thư Liên Xô Mikhail Gorbachev đã cấm tất cả các loại tên lửa hành trình phóng từ mặt đất theo Hiệp ước INF năm 1987. Năm 1991, tổng thống Mỹ George H.W. Bush chỉ ra lệnh phóng tất cả các tên lửa hành trình Tomahawk từ tàu mặt nước và tàu tấn công hạt nhân. Loại tên lửa hành trình duy nhất mang đầu đạn hạt nhân của Mỹ là phiên bản phóng từ trên không, được lắp trên các pháo đài bay B-52.
Tương tự, vương quốc Anh cũng đã bác bỏ các tên lửa hành trình hạt nhân phóng từ biển vào năm 2013. Ngoại trưởng Anh Philip Hammond cho rằng: “Răn đe bằng tên lửa hành trình sẽ đem lại những nguy cơ lớn về việc tính toán nhầm và leo thang không chủ ý”. Theo ông, các loại vũ khí này có nguy cơ gây ra một cuộc chiến tranh hạt nhân vào thời điểm căng thẳng.
Tuy nhiên, không lực Mỹ lại đang lên kế hoạch chi 20 tỷ USD để chế tạo 1.000 tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân kiểu mới (ALCM) với loại đầu đạn mới nhằm thay thế vũ khí trên các hạm đội hiện tại.
Như hai ông Perry và Weber lý giải, các tên lửa hành trình hạt nhân ban đầu được thiết kế nhằm giữ cho B-52 tiếp tục bay cho tới khi được các máy bay ném bom tàng hình B-2 thay thế. Trong chiến tranh Việt Nam, rất nhiều B-52 đã bị tên lửa đất đối không bắn hạ cho thấy loại máy bay này không thể tác chiến an toàn lâu dài hơn nữa trên không phận có chiến sự.
Song với tên lửa hành trình, các pháo đài bay B-52 có thể vẫn phát động đòn tấn công vào sâu trong lãnh thổ kẻ thù. Thực tế này rất quan trọng trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh để NATO đối phó với khối Hiệp ước Warsaw Pact có lực lượng thông thường lớn hơn.
Sau đó, như Perry và Weber viết, tình trạng Chiến tranh Lạnh như vậy không phản ánh thực tế sự áp đảo về quân sự quy ước của Mỹ ngày nay. Thực tế, ALCM được cho là đã phải nghỉ hưu từ lâu cùng với máy bay ném bom B-52 khi oanh tạc cơ B-2 xuất hiện. Tuy nhiên, vào thập niên 1980, quốc hội Mỹ cắt giảm kế hoạch chế tạo máy bay B-2 từ 132 chiếc xuống còn 75 chiếc. Năm 1992, ông Bush lại cắt giảm số lượng B-2 sản xuất chỉ còn 20 chiếc. Vậy là không đủ máy bay B-2 để thay thế B-52 mà chỉ là bổ sung thêm. Vì thế, B-52 và ALCM vẫn tiếp tục tồn tại.
Nhưng đó là vấn đề thuộc về tai nạn chứ không phải vấn đề thiết kế. Một khi không lực Mỹ nhận các máy bay ném bom B-3 thế hệ mới và bom hạt nhân B61, sẽ không cần tới ALCM nữa và chắc chắn không cần phải chế tạo các ALCM mới hiện nay.
Tổng thống Obama có thể an tâm hủy chương trình sản xuất các tên lửa hành trình hạt nhân mới và thách thức các quốc gia khác như Nga hủy bỏ các loại vũ khí tượng tự. Bước đi này sẽ giúp tiết kiệm được hàng chục tỷ USD, giảm nguy cơ chiến tranh hạt nhân và cung cấp động lực cho mục tiêu loại bỏ vũ khí hạt nhân của ông Obama.
Tuy nhiên, kế hoạch này chỉ phục vụ cho lợi ích Mỹ và Nga đủ sức mạnh để không phải ngó mặt Mỹ mới quyết định được làm gì hay không được làm gì.
Theo QPAN