Thông tin trên vừa được Sở Xây dựng Hà Nội cho biết tại phiên họp thập thể UBND TP Hà Nội vào chiều 29/11.
Theo đó, 9 DA thoát nước mưa thành phố dự kiến tổng mức đầu tư 18.443 tỷ đồng. Trong đó, khu vực nội thành cũ (lưu vực sông Tô Lịch là 7.750ha), sẽ hoàn thành DA thoát nước nhằm cải thiện đầu tư môi trường Hà Nội- DA II trong năm 2016. Khu vực đô thị trung tâm mở rộng (Lưu vực tả sông Nhuệ: 9.790 ha), kinh phí 8.002 tỷ đồng. Tại đây, xây dựng và cải tạo 03 trạm bơm thoát nước: Cổ Nhuế 12m3/s; Đồng Bông I: 8m3/s, Đồng Bông II: 9m3/s khu vực phía tây Hà Nội; XD các công rình đầu mỗi thoát nước mưa tại các tiểu khu vực: Nam Thăng Long (440ha). Cổ Nhuế (1.520ha), Mỹ Đình (1.360 ha), Mễ Trì (1.470 ha), Ba Xã (990 ha), Tả Thanh Oai (4.010 ha).
Tại khu vực quận Hà Đông sẽ XD trạm bơm Yên Nghĩa, đạt công suất 120m3/s, Cao Viên: 60 m3/s; các đập trên sông, kênh La Khê, Đông La theo quy hoạch Thủy lợi Hà Nội. DA thoát nước động lực phía Tây Nam quận Hà Đông (hợp đồng BT). Khu vực Long Biên- Gia Lâm: XD hệ thống thoát nước và trạm bơm cho tiểu khu vực Cầu Bây I (Gia Thượng), công suất 10m3/s; Cầu Bây II (Cự Khối): 55m3/s. XD hệ thống thoát nước cho các đô thị vệ tinh và đô thị sinh thái: Sóc Sơn, Phú Xuyên, Sơn Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai, Phúc Thọ, Quốc Oai, Chương Mỹ và một số huyện, thị trấn, tổng vốn đầu tư XD ước 3.000 tỷ đồng.
Ngoài ra, Hà Nội cũng dự kiến dành 35.468 tỷ đồng cho 10 DA thu gom và xử lý nước thải. Trong đó, sẽ hoàn thành DA xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá, công suất 270.000 m3/ngày đêm (ngđ) và hệ thống thu gom nước thải (nguồn vốn ODA kết hợp vốn đối ứng trong nước), đã khởi công XD ngày 7/10/2016, tổng kinh phí 16.293 tỷ đồng. TP sẽ XD hệ thống thu gom nước thải (lưu vực S1) về Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở; XD hệ thống xử lý nước thải (lưu vực S3) và bổ cập nước sau xử lý sông Tô Lịch.
Tại lưu vực S4, XD hệ thống xử lý nước thải – Nhà máy Tây sông Nhuệ, công suất từ 58.000 m3 đến 89.000 m3/ngđ; Lưu vực S5 – Nhà máy Phú Thượng công suất: 15.000 m3 đến 21.000 m3/ngđ; Khu vực quận Hà Đông, thị xã Sơn Tây. Tại quận Long Biên, Lưu vực LB1- Nhà máy Ngọc Thụy, công suất: 22.000 – 30.000 m3/ngđ; Lưu vực LB2- Nhà máy Phúc Đồng, công suất: 40.000 -50.000 m3/ngđ; Lưu vực LB3- Nhà máy An Lạc, công suất 39.000- 53.000 m3/ngđ.
Ngoài ra, TP tiếp tục đầu tư XD hệ thống xử lý nước thải tại 19 KCN trên địa bàn TP; Đầu tư XD 03 bãi đổ và xử lý bùn thải thoát nước theo quy hoạch chất thải rắn đã phê duyệt, ở Chương Dương (huyện Thường Tín), xã Phú Thị (Gia Lâm); khu vực Sơn Tây…
Trước đó, ngày 16/6, Bộ Xây dựng đã có công văn 20/BXD-HTKT gửi Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và thương mại Phú Điền về việc đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải Phú Đô và Hệ thống thu gom nước thải lưu vực S3.
Theo đó, việc bổ cập nước cho sông Tô Lịch là cần thiết và phù hợp với một trong những tiêu chí của Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội được phê duyệt tại Quyết định 725/QĐ-TTg, nhằm đảm bảo dòng chảy liên tục, bổ cập lượng nước thiếu hụt cho sông Tô Lịch vào mùa khô hạn; phù hợp với tiêu chí lựa chọn vị trí xây dựng nhà máy xử lý nước thải mà Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đã nêu:“Để nước thải sau xử lý có thể được tái sử dụng làm nước bổ cập, thông rửa sông và hồ trong khu vực đô thị vào mùa khô”.
Bộ Xây dựng yêu cầu Công ty Phú Điền cần tiếp tục nghiên cứu các phương án bổ cập nước cho sông Tô Lịch vào mùa khô nhằm lựa chọn phương án tối ưu, đồng thời có thể kết hợp với các nguồn bổ cập khác, đảm bảo lưu lượng 5m3/s theo chủ trương của UBND thành phố Hà Nội đã đề ra. Trong quá trình lập dự án đầu tư, Công ty Phú Điền phải thực hiện việc đánh giá tác động môi trường cho toàn bộ dự án theo quy định của pháp luật về môi trường.