Theo trang web chính trị Mỹ Politico ngày 19/1, những nguồn thạo tin và các quan chức cho biết các quốc gia thành viên NATO vùng Baltic Estonia, Lithuania và Latvia đã có kế hoạch vận chuyển vũ khí sát thương cho Ukraine, trong đó có tên lửa chống tăng Javelin do Mỹ sản xuất.
Theo quy định kiểm soát xuất khẩu của Mỹ, các quốc gia này cần phải được Bộ Ngoại giao Mỹ chấp thuận mới được chuyển giao vũ khí. Về việc này, một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng nếu Nga đưa quân đến Ukraine, chính quyền Joe Biden sẽ cung cấp cho Ukraine các vật tư quốc phòng bổ sung trên cơ sở “vượt quá những gì đã được cung cấp” và sẽ “tăng cường sức mạnh cho các đồng minh NATO của chúng ta ở sườn phía đông."
Lựu pháo và tên lửa phòng không nằm trong danh mục vũ khí Mỹ được các nước Baltic chuyển giao cho Ukraine (Ảnh: Dongfang). |
Một quan chức khác của Bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận Mỹ đã phê duyệt dự án vũ khí trị giá 200 triệu USD vào cuối tháng 12, bao gồm việc cung cấp thêm tên lửa Javelin, đạn dược, hệ thống radar và thiết bị y tế cho Ukraine.
Trước đó, Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng năm tài chính 2022 (NDAA 2022) do Tổng thống Mỹ Biden ký cho thấy Mỹ sẽ cung cấp cho Ukraine khoản viện trợ quân sự 300 triệu USD vào năm 2022, trong đó ít nhất 75 triệu USD dành riêng cho hỗ trợ vũ khí sát thương.
Các thông tin cho biết, ông Peter Kumit, người đứng đầu Cục Hợp tác Quốc tế (ICD) của Estonia, cho biết hồi tháng trước Cộng hòa Estonia "hiện đang xem xét" cung cấp cho Ukraine tên lửa chống tăng Javelin và lựu pháo 122mm, nhưng hiện vẫn chờ Mỹ phê chuẩn việc cung cấp loại tên lửa này cũng như các chấp thuận của Phần Lan và Đức đối với lựu pháo.
Vào tháng 12/2021, Bộ trưởng Quốc phòng Litva Arvidas Anushauskas đã cam kết chuyển giao vũ khí sát thương cho Ukraine, nhưng ông từ chối nêu rõ các loại vũ khí cụ thể. "Đó là vấn đề của một thỏa thuận đa phương, vì một số quốc gia cùng tham dự, không chỉ vấn đề người cho và người nhận, mà còn cả vấn đề của các hãng sản xuất và nhà cung cấp.”
Quân đội Ukraine được cho là đang thiếu vũ khí nghiêm trọng (Ảnh: AP). |
Trong số đó, Estonia là nước đã mua 350 tên lửa chống tăng Javelin của Mỹ vào năm 2014 và Litva (Lithunia) mua 230 tên lửa chống tăng Javelin từ Mỹ hồi tháng 12/2021.
Ngoài ra, trang tin Mỹ Politico cho biết một nguồn thông thuộc với vấn đề này tiết lộ rằng Latvia cũng có kế hoạch gửi vũ khí do Mỹ sản xuất tới Ukraine, nhưng nguồn này không đưa ra chi tiết cụ thể.
Estonia, Litva và Latvia đều là thành viên NATO và là những nước cộng hòa thành viên của Liên Xô cũ. Tin cho biết các nước này không chỉ tìm cách gửi vũ khí cho Ukraine mà còn yêu cầu NATO đưa thêm quân đến tăng cường cho lực lượng đã đóng ở trong nước họ.
Theo các quy định về kiểm soát xuất khẩu của Mỹ, việc các nước chuyển giao vũ khí do Mỹ sản xuất cho nước thứ ba cần phải có sự chấp thuận của Bộ Ngoại giao Mỹ.
Thượng nghị sĩ Mỹ Jim Risch, một đảng viên Đảng Cộng hòa bang Idaho và là lãnh đạo phe Cộng hòa tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, cho biết ông hy vọng Bộ Ngoại giao sẽ nhanh chóng chấp thuận những yêu cầu này “do tính cấp bách của tình hình, chính phủ Joe Biden cần sử dụng ý thức Chính trị để tìm cách nhanh chóng thúc đẩy việc cấp các giấy phép xuất khẩu này.”
Lựu pháo 122mm do Mỹ sản xuất sẽ được Estonia cung cấp cho Ukraine (Ảnh: Dongfang). |
Theo Politico, một quan chức Bộ Ngoại giao đã từ chối bình luận về việc xem xét phê duyệt đang diễn ra, nhưng nói rằng nếu Nga gửi quân đến Ukraine, chính quyền Biden sẽ cung cấp cho Ukraine các vật tư phòng thủ (defensive material) bổ sung trên cơ sở “vượt quá những gì đã được cung cấp” và sẽ "giúp tăng cường cho các đồng minh NATO của chúng ta ở sườn phía đông".
Politico chỉ ra rằng việc ký kết các thỏa thuận chuyển giao vũ khí do Mỹ sản xuất cho bên thứ ba là một công việc phức tạp đòi hỏi nhiều cơ quan trong chính phủ Mỹ xem xét và phê duyệt. Nhưng trong một số trường hợp, vũ khí vẫn có thể được bên thứ ba chuyển giao nhanh hơn so với việc Washington giao trực tiếp cho người nhận.
Ông Elias Yousef, nhà phân tích chính sách chuyển giao vũ khí tại The Stimson Center, một tổ chức tư vấn của Mỹ, cho biết: “Các quốc gia tiến hành chuyển giao vũ khí phải giải thích lý do tại sao họ chuyển giao (vũ khí) và tất cả thông tin liên quan mà họ có, bao gồm thông tin về quốc gia tiếp nhận và đơn vị nhận","Quá trình này cần phải có thời gian."
"Nếu chính phủ Mỹ thực sự muốn thấy những 'mũi lao' (tức tên lửa Javelin) này ở Ukraina được sử dụng trong phòng thủ của Ukraina, thì mọi việc có thể tiến triển rất nhanh”. Ông Elias Yousef bổ sung: “Chính phủ Mỹ biết phải làm thế nào để mọi việc phát triển nhanh chóng, nếu đó là mục đích của họ.”
Theo các nguồn tin, trước tình hình thay đổi nhanh chóng trên thực địa, một số quốc gia khác cũng đã bắt đầu lên kế hoạch gửi vũ khí của riêng họ tới Ukraine.
Tổng thống Zelinsky thị sát quân đội ở chiến tuyến miền đông Ukraine (Ảnh: AP). |
Ngày 17/1, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace thông báo Anh sẽ "cung cấp cho Ukraine các hệ thống vũ khí phòng thủ hạng nhẹ, vũ khí chống tăng" và cử "một số lượng nhỏ nhân viên Anh" tới Ukraine để huấn luyện sử dụng vũ khí.
Tháng 11 năm ngoái, Anh cũng đã ký một thỏa thuận với chính phủ Ukraine để sản xuất 8 tàu chiến mới, trong đó có tàu quét mìn cho hải quân Ukraine.
Trong khi đó, Global News của Canada đưa tin hôm 17/1 Canada đã triển khai một lực lượng đặc nhiệm tới Ukraine. Sự có mặt của các lực lượng đặc nhiệm Canada ở Ukraine là một phần nỗ lực của các đồng minh NATO để ngăn chặn điều mà họ gọi là “cuộc xâm lược Ukraine” và để xác định các cách hỗ trợ chính phủ Ukraine. Đơn vị này cũng được giao nhiệm vụ lập kế hoạch sơ tán cho nhân viên ngoại giao Canada trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công của Nga.
Việc Nga triển khai quân đội tới Belarus vào cuối tuần qua đã làm gia tăng thêm một vấn đề mới đáng lo ngại đối với tình hình Nga và Ukraine. Một quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ nói, Nga đã điều động 100.000 binh sĩ tới biên giới Nga-Ukraine và chuyển quân đến Belarus trong một thời gian ngắn với lý do để tập trận, điều này "tất nhiên vượt quá dự đoán của chúng ta đối với các cuộc tập trận thông thường".
Tin tức chỉ ra rằng theo thỏa thuận giữa Nga và NATO, các cuộc tập trận có sự tham gia của hơn 9.000 binh sĩ cần phải thông báo trước 42 ngày cho phía bên kia; nếu cuộc tập trận có sự tham gia của 13.000 binh sĩ thì cần có mặt các quan sát viên quốc tế. Nhưng cho đến nay, Nga vẫn chưa đưa ra bất kỳ thông báo nào cho NATO.
“Đây là điều bất bình thường”, quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ nói: “Đây là một hành vi hoàn toàn khác (với các cuộc diễn tập quân sự)”.
Binh sỹ Ukraine trong địa đạo ở Donesk (Ảnh: AP). |
Theo trang tin Dongfang (Đông Phương), Hồng Kông ngày 20/1, Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 19/1 (theo giờ Washington) đã chấp thuận cho các đồng minh NATO, ba quốc gia Baltic là Estonia, Lithuania và Latvia, chuyển giao vũ khí do Mỹ sản xuất, trong đó có tên lửa xuyên giáp và tên lửa đất đối không, cho Ukraine.
Washington không tiết lộ danh sách cụ thể các loại vũ khí được chấp thuận chuyển giao, nhưng truyền thông Mỹ cho rằng điều đó có nghĩa là Estonia có thể cung cấp cho Ukraine tên lửa Javelin chống tăng và Lithuania có thể cung cấp cho họ các tên lửa Stinger vác vai. Washington cũng sẽ bắt đầu vận chuyển tên lửa chống tăng, đạn dược và các thiết bị khác trị giá 200 triệu USD tới Ukraine trong vài ngày tới.
Năm ngoái, Mỹ đã trao số vũ khí và thiết bị quân sự trị giá 650 triệu USD cho Ukraine, là năm có số lượng vũ khí nhiều nhất kể từ khi viện trợ an ninh được Mỹ cung cấp cho Ukraine vào năm 2014.