Giá nhà Trung Quốc đắt như vậy, ai vẫn muốn mua nhà?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Tại các thành phố lớn như Thâm Quyến và Bắc Kinh, một cặp vợ chồng bình thường không ăn uống hơn 30 năm mới mua được một căn nhà.
Mua nhà đang là gánh nặng với nhiều thế hệ ở Trung Quốc. Ảnh: Zhihu
Mua nhà đang là gánh nặng với nhiều thế hệ ở Trung Quốc. Ảnh: Zhihu

Tỷ lệ giá nhà trên thu nhập năm 2020 vừa được công bố cách đây ít lâu. Trong số 100 thành phố, tỷ lệ giá nhà trên thu nhập tại Thâm Quyến đạt 35,90, đứng đầu danh sách và trở thành thành phố khó mua nhà nhất. Hạ Môn theo sát phía sau với 33,21. Ba thành phố hàng đầu còn lại là Bắc Kinh, Tam Á và Thượng Hải, mỗi thành phố có tỷ lệ giá nhà trên thu nhập cao hơn 25, mức này đã vượt quá Tokyo trong thời kỳ bong bóng bất động sản cuối những năm 1980. Tại các thành phố lớn như Thâm Quyến và Bắc Kinh, một cặp vợ chồng không ăn uống hơn 30 năm mới mua được một căn nhà.

Nhưng giá nhà đất cao như vậy, tại sao mọi người vẫn liều mình mua nhà, tiền ở đâu ra? Ở Trung Quốc, tầng lớp lao động bình thường mua một căn nhà bằng tiền của hai, thậm chí ba thế hệ. Phải mất bốn, thậm chí sáu người già chi hết tiền tiết kiệm để trả khoản tiền đặt cọc, và cặp vợ chồng trẻ phải gánh thế chấp lớn. Đây là mô tả chân thực của hầu hết người Trung Quốc mua nhà. Thế hệ trước bị rỗng, thế hệ này bị thấu chi, và thế hệ sau được đầu tư. Vô số người Trung Quốc sẵn lòng đánh đổi mọi thứ có được ngôi nhà với giá thành cao ngất ngưởng. Các cơ hội làm việc tại thành phố, tài nguyên giáo dục cho trẻ em, môi trường phát triển,... thu hút vô số người. Sự sẵn sàng đánh đổi này đã thúc đẩy thị trường nhà đất càng lên cao.

1. Nhu cầu đổ xô vào thành phố

Hiện tại, số liệu về đô thị hóa của Trung Quốc là 59,58%. Theo đánh giá của Viện nghiên cứu Evergrande về việc canh tác và phát triển các khu đô thị hiện đại, người ta dự đoán rằng trong 10 năm tới, dân số đô thị của Trung Quốc sẽ tăng thêm 200 triệu người, tức khoảng 20 triệu người mỗi năm. Nhóm người này vào thành phố chắc chắn sẽ mua nhà, và họ sẽ là lực lượng chính trong việc mua nhà, đặc biệt là ở các thành phố hạng nhất và hạng hai.

2. Điều kiện để kết hôn

Theo truyền thống và quan niệm của người Trung Quốc, không có nhà thì không thể kết hôn. Hiện nay, nhiều bà mẹ vợ muốn con rể phải có nhà trước khi kết hôn, nhiều cặp đôi phải chia tay vì nhà trai không đủ tiền mua nhà, đặc biệt nhà ở thành phố hạng nhất, hạng hai. Vì vậy, mua nhà để cưới là nhu cầu khắt khe nhất.

3. Nhu cầu đổi nhà

Nhìn chung, các bạn trẻ mới cưới mua nhà khá nhỏ vì thiếu kinh phí, nhưng vài năm sau khi sinh con, căn nhà mua lúc đầu có thể không còn phù hợp cho cả gia đình. Với sự ra đời của đứa con thứ hai, ngày càng nhiều gia đình cần đổi nhà. Nhà nhỏ muốn đổi thành lớn hơn, ngoại thành muốn đổi lên thành phố, nhà không có trường tốt muốn đổi thành trường tốt, nhà cũ muốn đổi thành mới. Nhu cầu của mọi người sẽ ngày càng tăng cao, mong muốn đổi nhà ngày càng mạnh mẽ, tuy không phải ai cũng có thể thay thế được nhưng ai có khả năng thì nhất định sẽ cố mua một căn nhà mới. Đây sẽ là một thị trường có nhu cầu khắt khe rất lớn.

4. Đầu tư

Ngày nay, ý thức đầu tư ở Trung Quốc càng càng cao. Ngoài thị trường nhà đất, thị trường cổ phiếu, ngoại hối, vàng cũng rất tích cực. Tuy nhiên, tỷ lệ hoàn vốn đầu tư ở những thị trường này rất biến động, chưa kể lỗ 99%, ít nhất 95% là lỗ. Ngược lại, đầu tư vào bất động sản thường sinh lời hơn 90%. Do đó, những người có tiền hiện nay thường tập trung đầu tư vào nhà ở. Mặc dù không thể có lợi nhuận ngay, nhưng về lâu dài, nhà ở vị trí đẹp vẫn là sản phẩm khan hiếm và có giá trị. Đầu tư bất động sản vẫn là sản phẩm đầu tư giá trị và tốt nhất.

Miễn là chính sách quốc gia không thay đổi, xu hướng đô thị hóa không thay đổi, quan niệm hôn nhân truyền thống của Trung Quốc không thay đổi, quan niệm đầu tư và giáo dục không thay đổi, vì lợi ích của thế hệ sau, dù giá cả thế nào thì người có nhu cầu mua nhà vẫn sẽ đổ xô đến.

Theo Zhihu