Sau khi bong bóng thị trườngchứng khoánTrung Quốcvỡ vào tháng 6, Chính phủ nước này chi ra hơn 400 tỷ USD cho một công ty vốn chẳng mấy ai biết tới – công ty Tài chính chứng khoán Trung Quốc (gọi tắt là CSF), được dẫn dắt bởi Nhiếp Khánh Bình vốn là một quan chức đồng thời là một học giả để cứu lấy thị trường. Cụ thể là công ty này được giao trọng trách can thiệp vào thị trường bằng cách mua vào chứng khoán với khoản tiền vay từ ngân hàng Trung ương và nhiều nguồn khác, nhằm mục đích cứu giácổ phiếu.
Công ty tài chính chứng khoán Trung Quốc được thành lập năm 2011 với mục đích cung cấp tính thanh khoản cho broker bằng các giao dịch ký quỹ. CSF được phép vay theo tiến trình để mua bán cổ phiếu với khối lượng lên tới 2,5 nghìn tỷ – 3 nghìn tỷ NDT (403 tỷ - 483 tỷ USD) từ các ngân hàng thương mại và Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PboC) để cứu thị trường. Kế hoạch là mua vào cổ phiếu và quỹ tương hỗ (mutual fund) và đó là chức năng cung cấp tính thanh khoản.
Tuy nhiên, theo Fraser Howie, đồng tác giả cuốn Red Capitalism viết về hệ thống tài chính Trung Quốc cho biết “Các gói cứu trợ chứng khoán hầu hết không giữ được đúng chức năng của mình trong những ngày đầu CSF thành lập. Nó sinh ra để làm một việc nhưng bằng một cách nào đó lại được lựa chọn một công khác.”
Hôm 6/7, CSF bắt đầu thực hiện các giao dịch mua vào, một loạt các biện pháp chưa từng có trong tiền lệ được tung ra nhằm ngăn đợt sụt giảm gần 30% trong 3 tuần. Sau đó hôm 27/7, chỉ số Shanghai Composite rớt 8,5%, cũng là đợt sụt giảm mạnh nhất kể từ tháng 2/2007, các nhà đầu tư lo sợ rằng chính phủ đã rút lại nỗ lực cứu vớt thị trường.
Chi tiết về bộ máy vận hành của CSF và chỉ tiêu nào để mua vào chứng khoán và quỹ tương hỗ đều chưa được tiết lộ. Cả ông Nhiếp Khánh Bình và toàn bộ nhân viên công ty ông đều không được có bất kỳ phát ngôn cá nhân nào. Theo một báo cáo của Ủy ban điều tiết chứng khoán Trung Quốc, công ty này mua vào lần đầu tiên các cổ phiếu blue-chips vào hôm 8/7 trước khi nhắm tới các cổ phiếu tầm trung và nhỏ. Sự mập mờ dẫn đến biến động cực đoan và rối loạn thị trường chứng khoán”. Ông Liu, broker cho công ty chứng khoán GF nói. “Các nhà đầu tư xứng đáng được biết thêm về điều đó.”
Ông là ai ?
He Jia - một học giả quen biết ông Nhiếp Khắc Bình từ những năm 1998 khi mà ông Bình vẫn còn làm việc tại Everbright - cho biết ông Nhiếp là con người tốt bụng, thông minh và thiên về một học giả nhiều hơn là một quan chức chính phủ. Ông Bình đứng đầu một "lực lượng đặc nhiệm" với nhiệm vụ đặt ra các quy tắc trong bán khống và cấp vốn giao dịch ký quỹ bắt đầu từ năm 2010. “Tuy ông Nhiếp Khánh Bình đang ở vị trí cao nhưng không có nghĩa là ông ta đang nắm trong tay quyền kiểm soát”, một chuyên gia tài chính tại trường Đại học Trung Quốc tại Hong Kong cho biết. “Mọi thứ ở Trung Quốc không bao giờ chỉ phụ thuộc vào một con người, luôn luôn là một kế hoạch được thiết kế bởi tầng lớp quan chức cấp cao nhất”.
Theo một quan chức cơ sở, ông Nhiếp Khánh Bình làm cho sàn giao dịch chứng khoán London trước khi ông được PBoC yêu cầu giúp đỡ điều tra quá trình thành lập Sàn giao dịch chứng khoán Thâm Quyến năm 1990. Khi đó, mọi người đều dừng làm việc để đầu cơ cổ phiếu, theo cuốn sách The Long on China nói về lịch sử của thị trường chứng khoán Trung Quốc.
Cuốn “Theory and Practice of Securities Lending” gần đây nhất của ông được phát hành vào tháng 3 đã cảnh báo về mối nguy hiểm tiềm ẩn trong “chiếc hộp đen” -nguồn cung vốn ký quỹ trên sàn OTC, khi mà broker cung cấp nguồn vốn cho khách hàng là những người chưa đủ tiêu chuẩn nhận vốn. Cuốn sách cũng cảnh báo một số cổ phiếu đã lên đến mức đỉnh, bên cạnh đó thì một số nhà đầu tư có thể đối mặt với lời cảnh báo margin calls vì danh mục đầu tư quá tập trung.
Tuy nhiên, cuốn sách vẫn mang đến một cái nhìn lạc quan về tương lai tươi sáng của TTCK Trung Quốc khi nói rằng trong thời gian 5 năm, hoạt động cấp vốn ký quỹ và bán khống sẽ tăng từ 10% lên 20%.
Theo Trí thức trẻ/Bloomberg