Do tình trạng khan hiếm chip trên toàn cầu tiếp tục kéo dài, cuộc chiến giữa Samsung và TSMC ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp hơn.
Samsung sang Mỹ xây nhà máy |
Một tài liệu do bang Texas của Mỹ công bố gần đây cho thấy, Samsung Electronics đang có kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất wafer mới ở Austin. Nhà máy với tổng mức đầu tư 17 tỷ USD này có diện tích khoảng 650 nghìn mét vuông và dự kiến sẽ cung cấp gần 1.800 việc làm tại địa phương.
Được biết, nhà máy sẽ khởi công xây dựng vào quý II/2021 và dự kiến hoạt động vào quý III/2023. Khi đó, nhà máy của Samsung sẽ sản xuất các thiết bị chip logic để phục vụ AMD, cũng như hợp tác với các nhà máy khác nhằm nâng cao vị thế trong ngành.
Điều này được hiểu rằng, Samsung sẽ xây dựng một nhà máy tại Mỹ để khởi động giai đoạn đầu của kế hoạch 10 năm, sau đó Samsung sẽ có nhiều hành động hơn. Năm 2019, Samsung công bố kế hoạch 10 năm và tuyên bố sẽ chi 116 tỷ USD trong tương lai để thúc đẩy hoạt động sản xuất chip gia công và chip không bộ nhớ.
Hàng loạt hành động của Samsung được cho là đều nhằm vào TSMC, với mục tiêu vượt qua TSMC để trở thành nhà sản xuất chip lớn nhất.
TSMC đầu tư 12 tỷ USD để xây dựng nhà máy
Trước hành động của Samsung, vào tháng 5/2020, TSMC tuyên bố sẽ chi 12 tỷ USD để xây dựng nhà máy tại Mỹ. Có thông tin cho rằng, nhà máy TSMC sẽ được xây dựng tại Arizona, Mỹ, là nhà máy sản xuất chip 5nm. Đây cũng sẽ trở thành nhà máy 5nm đầu tiên ở Mỹ và là một động thái quan trọng đối với cả Mỹ và TSMC.
Ngày nay, nhu cầu về năng lực quy trình tiên tiến là rất lớn, năng lực sản xuất của TSMC tiếp tục được nâng cao, và tình trạng này dự kiến sẽ tiếp tục. Vì vậy, việc TSMC đặt nhà máy tại Mỹ có ý nghĩa rất lớn trong việc mở rộng năng lực sản xuất của chính công ty. Có thông tin, nhà máy mới của TSMC sẽ bắt đầu được xây dựng trong năm nay và sẽ có thể sản xuất hàng loạt vào năm 2024.
Đồng thời, động thái của TSMC cũng có lợi cho Mỹ. Điều này sẽ không chỉ cung cấp 1.600 việc làm tại địa phương mà còn lấp đầy khoảng trống trong ngành sản xuất chip tại quốc gia này.
Sức mạnh sản xuất chip của Mỹ tăng vọt
Cuộc đối đầu ăn miếng trả miếng giữa Samsung và TSMC là một điều tốt cho ngành bán dẫn của Mỹ, bởi đây là nhà cung cấp chip lớn nhất thế giới và 50% thị trường chip toàn cầu do nước này kiểm soát.
Tuy nhiên, theo số liệu do Hiệp hội Công nghiệp Chất bán dẫn công bố, năng lực sản xuất chất bán dẫn của Mỹ hiện chỉ chiếm 12% tổng sản lượng thế giới và thị phần của họ đã bị thu hẹp đáng kể.
Ở châu Á, tỷ lệ này cao tới 80%. Vì lý do này, Mỹ đã hoạch định kế hoạch cho các nhà sản xuất chip quay trở lại Mỹ. Theo chính sách mới và sự thu hút của các khách hàng lớn như Apple hay Qualcomm, cả Samsung và TSMC đã xây dựng các nhà máy tại đây để thúc đẩy việc hoàn thiện nhanh chóng những thiếu sót trong sản xuất của Mỹ.
Theo ICTNews
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu