Ở Đông Nam Á, điện thoại thông minh Samsung và hàng loạt điện thoại thương thiệu Trung Quốc đang thống trị thị trường Việt Nam. Các điện thoại thông minh tại đây khá đa dạng, từ các kiểu camera khác nhau cho tới kịch cỡ, đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng. Tất cả chúng đều chạy trên hệ điều hành Android quen thuộc, và dĩ nhiên, có giá rẻ hơn iPhone. Tất cả những yếu tố này đều phù hợp với thị trường của một quốc gia đang phát triển.
Qua nhiều năm, một vài công ty Việt Nam đã cố gắng chiếm thị phần trong thị trường điện thoại thông minh - vốn dĩ ngày càng phát triển mạnh nhưng chỉ “giành giật” được một con số ít ỏi. Các hãng điện thoại ngoại dường như đã đi trước một bước, họ xuất hiện ở Việt Nam trước và chinh phục khách hàng trước khi các hãng Việt Nam có thể bắt đầu làm điều gì đó.
Tuy nhiên, trong năm nay, thương hiệu điện thoại Vsmart của Tập đoàn đa ngành Vingroup đang nhảy vào lật đổ các thương hiệu Trung Quốc. Các dòng điện thoại của Vsmart khá đa dạng về phân khúc và tính năng. Chúng được bán với giá hợp lý và Vsmart có cách tiếp thị và bán hàng thông qua nhiều hình thức. Tất cả những yếu tố đó của Vsmart có lẽ đã khiến các thương hiệu điện thoại ngoại ở Việt Nam không còn đi trên “con đường bằng phẳng”.
Bước ngoặt
Tập đoàn Vingroup, được điều hành bởi tỷ phú giàu nhất Việt Nam – ông Phạm Nhật Vượng, có bước ngoặt về doanh số lớn khi bắt đầu mở bán mẫu điện thoại Joy 3 vào ngày Lễ tình nhân, 14/2/2020. Phó Tổng giám đốc Vsmart, Trần Minh Trung cho biết, Công ty đã bán được 12.000 chiếc điện thoại Joy3 chỉ trong 14 tiếng vì người tiêu dùng đã yêu thích những tính năng riêng biệt, phù hợp với người Việt.
“Tuy sử dụng Android, nhưng bộ phận kỹ thuật phần mềm của Vsmart đã tùy biến Android gốc để phát triển thành hệ điều hành VOS với những tính năng dành riêng cho người tiêu dùng Việt Nam. Cụ thể, chúng tôi đã tối ưu phần lõi để máy mượt mà hơn, nhanh hơn, trong khi vẫn có đầy đủ các tính năng như Vmessage nhắn tin, gọi điện thoại miễn phí giữa các thiết bị Vsmart, chạy 2 tài khoản trên một thiết bị, khóa ứng dụng bảo mật.” – Ông Trần Minh Trung nhấn mạnh.
Theo tìm hiểu của Forbes, Công ty phân tích và nghiên cứu số liệu Analyst cho biết, Vsmart đã tăng đáng kể thị phần khi chiếm 6% thị trường chung của năm 2019. Con số này thấp hơn “kẻ dẫn đầu” Samsung với 32%, và cũng đứng sau các hãng điện thoại của Trung Quốc như Oppo (23%); Vivo (11%) và Xieomi (9%).
Công ty nghiên cứu thị trường IDC chỉ ra rằng, riêng quý 4 của năm 2019, Vsmart đã có bước nhảy vọt khi chiếm 12,4%; trong khi Samsung (29,9%) và Vsmart bắt đầu “phả hơi nóng” vào hãng điện thoại Trung Quốc Oppo khi thương hiệu này chiếm 19,1%.
Như vậy, đã có khoảng 5 triệu chiếc điện thoại được bán ra trong Quý 4 của năm 2019.
Tận dụng hệ thống của Vingroup
Chuyên gia Phân tích thị trường Matthew Xie lí giải cho hiện tượng Vsmart, đẩy mạnh phương thức bán hàng offline là “chìa khóa chính”, có thể đẩy điện thoại Vsmart chiếm 15% thị phần trong năm nay. Có khoảng 85% giao dịch bán ra ở Việt Nam bằng cách bán offline.
Ông Xie cũng lưu ý, dĩ nhiên, dịch bệnh Corona có thể khiến người tiêu dùng không ra ngoài mua hàng và sẽ khiến thị trường điện thoại thông minh toàn Việt Nam nói chung có thể giảm từ 1 đến 16%, bởi hệ thống bán hàng offline của nhiều thương hiệu sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.
“Tuy vậy, Vsmart có thể tận dụng hệ sinh thái của Vingroup làm đòn bẩy, tận dụng cơ hội hiếm có này.” – Ông Xie nhấn mạnh. Vingroup có cả hệ thống trung tâm thương mại, có nền tảng về các cửa hàng tiện lợn, và các khu khách sạn nghỉ dưỡng, song song là các khu đô thị bậc nhất Việt Nam. Bán hàng hay khuyến mãi chéo là một cách không thể tốt hơn để tiêu thụ sản phẩm như việc 100,000 chiếc điện thoại Vsmart đã đến tay những cư dân Vinhomes trước đây.
Giá cả hợp lý, thị phần lớn
Giá cả cũng là một điểm mấu chốt để chiếm thị phần. Mặc dù, từ năm 2012, kinh tế Việt Nam tăng trưởng khá nhanh và tầng lớp trung lưu nở rộ, nhưng nhu cầu sở hữu điện thoại có giá khoảng 200 đô la vẫn chiếm khoảng 67%, Ông Xie chia sẻ. “Chính yếu tố này đã khiến mọi kế hoạch của Vsmart trở nên khả quan hơn bao giờ hết, khi Vsmart bắt đầu đi từ các phân khúc hạng trung và sau đó, từng bước họ sẽ bắt đầu đi vào phân khúc cao cấp” – Chuyên gia này nhận định.
Mẫu điện thoại Vsmart Joy3 có giá khoảng 100 đô, được trang bị đầy đủ các tính năng như chip Snapdragon 632, màn hình lớn 6,5 inch, và hệ thống cụm 3 camera với camera để chụp selfie góc siêu rộng 8MP. “Chiến lược điện thoại thông minh có giá dưới 150 đô của Vsmart đã phát huy tác dụng trước các đối thủ lớn đến từ Trung Quốc.” – Lam Nguyen, Giám đốc điều hành IDC Indochina ở TP.Hồ Chí Minh, cho biết.
Ông Lam Nguyen nhấn mạnh: “Vsmart sẽ dùng chiến lược về giá để đuổi kịp đối thủ. Ngoài ra, có nhiều thông tin cho rằng Vsmart đã tham gia cùng Bộ Thông tin Truyền thông Việt Nam về chương trình phổ cập điện thoại thông minh, bán ra những chiếc điện thoại thông minh có giá phải chăng”.
Hợp tác với hệ sinh thái ngoài Vingroup
Những mối hợp tác tầm cỡ sẽ giúp Vsmart xây dựng riêng một hệ sinh thái lớn nhằm kết nối và giữ chân khách hàng, Ông Lam Nguyen chia sẻ. Hanoi Times reports cũng chỉ ra rằn, Vsmart đang hợp tác với Tập đoàn Viettel, đơn vị viễn thông lớn mạnh nhất Việt Nam.
“Xây dựng quan hệ đồng minh như vậy sẽ khiến Vsmart bước nhanh và đẩy các đối thủ lùi về phía sau” – Lam Nguyen nói.
“Vsmart cũng hợp tác sâu với Google. Bộ đôi này sẽ cùng nhau đưa ra chiến lược lâu dài để sự dụng hệ điều hành Android cho việc phát triển các thiết bị thông minh, không dây. Và bước đầu, bộ đôi này đã thành công trong việc ra mắt các sản phẩm tivi".