Đức bắt đầu ra tay ngăn chặn Trung Quốc thu mua các công ty quan trọng

VietTimes -- Chỉ 1 ngày sau khi diễn ra cuộc hội đàm giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean Juncker, Đức đã có những động thái mạnh mẽ ngăn chặn Trung Quốc thu mua các công ty kỹ thuật cao hoặc giữ vai trò trọng yếu.  
Đức không muốn Trung Quốc đặt chân vào lĩnh vực điện lực của mình.
Đức không muốn Trung Quốc đặt chân vào lĩnh vực điện lực của mình.

Theo Reuters, ngày 27/7, Bộ Tài chính Đức đã tuyên bố để Ngân hàng tín dụng phục hưng Đức (KFW Bankengruppe) – một ngân hàng quốc doanh – thu mua 20% cổ phần của Công ty điện lực 50 Hertz từ Quỹ IFM Investorsncuar Australia. Chính phủ Đức cho rằng đây là phương án có tính chất tạm thời để ngăn chặn Công ty lưới điện quốc gia (State Grid Corporation of China – SGCC) của nhà nước Trung Quốc nắm giữ cổ phần Công ty 50 Hertz; động thái này được xem là “biện pháp bảo hộ của nhà nước Đức nhằm tránh việc các xí nghiệp then chốt rơi vào tay các nhà đầu tư Trung Quốc”.

Tin về việc Đức ngăn cản Trung Quốc thu mua công ty của họ.
Tin về việc Đức ngăn cản Trung Quốc thu mua công ty của họ. 

Đồng thời với việc này, cùng ngày 27/7, một quan chức cấp cao của chính phủ Đức cũng tuyên bố: xuất phát từ việc xem xét đến vấn đề an ninh, họ đã cấm bán công ty cơ khí “Leifeld Metal Spinning AG” cho người Trung Quốc, cụ thể là Tập đoàn Đài Hải, Yên Đài, Trung Quốc. Trước những hành động liên tiếp ngăn cản các nhà đầu tư Trung Quốc của Đức, chiều ngày 27/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng “mong phía Đức xem xét khách quan hoạt động đầu tư của Trung Quốc, tạo khuôn khổ ổn định, môi trường thuận lợi, thị trường cởi mở và công bằng cho các xí nghiệp Trung Quốc tới Đức đầu tư”.

Tin cho biết, ngày 27/7, theo giờ địa phương, Bộ Tài chính và Bộ Kinh tế Đức đã ra một tuyên bố chúng, trong đó viết: “Xuất phát từ việc xem xét an ninh quốc gia, chính phủ Đức rất quan tâm đến việc bảo hộ các thiết chế cơ sở năng lượng then chốt” và tuyên bố quyết định để Ngân hàng KFW thu mua 20% cổ phần của Công ty 50 Herzt. Đây chỉ là biện pháp tạm thời, tới đây sẽ bán số cổ phần này”.

Theo trang báo điện tử “Nhà quan sát” Trung Quốc thì 60% cổ phần của Công ty 50 Herzt vốn thuộc hãng kinh doanh lưới điện Elia của Bỉ, 40% thuộc về Quỹ xây dựng cơ bản IFM Investors của Australia. Từ cuối năm ngoái đã lan truyền tin đồn SGCC dự định mua 20% cổ phần của 50 Herzt từ tay IFM Investors; lúc đó các giới trong nước Đức đã bày tỏ nghi ngờ về ý đồ của Trung Quốc khi đầu tư vào hệ thống cơ sở của ngành điện lực Đức.

Các khách hàng Trung Quốc. đến thăm Công ty Leifeld Metal Spinning AG
Các khách hàng Trung Quốc. đến thăm Công ty Leifeld Metal Spinning AG 

Tháng 3/2018, dưới áp lực của chính phủ Đức, Elia đã sử dụng quyền ưu tiên mua cổ phần để nẫng tay trên SGCC, mua 20% cổ phần từ IFM Investors, nâng tổng số cổ phần của họ lên 80%. Tuy nhiên sau đó, SGCC vẫn tìm cách mua nốt 20% cổ phần 50 Herzt còn lại trong tay IFM Investors. Hai tuần trước đây, họ đã đề xuất mức giá 1 tỷ euro (7,9 tỷ NDT) để mua gọn số cổ phần này. Nếu Elia không sử dụng quyền ưu tiên để tranh mua thì SGCC sẽ ký kết hợp đồng mua bán với IFM; nhưng nếu Elia vẫn sử dụng quyền này thì họ vẫn sẽ mua được nốt 20% cổ phần này rồi sau đó sẽ bán trao tay cho Ngân hàng KFW của Đức.

Được biết, 50 Herzt là 1 trong số 4 nguồn cung điện lớn nhất của Đức, cung cấp điện cho 18 triệu khách hàng ở miền Đông và miền Bắc nước Đức, tỷ trọng năng lượng tái sinh đạt hơn 50%, đóng vai trò then chốt trong quá trình chuyển đổi kiểu năng lượng của Đức. Theo quy định của Luật kinh tế đối ngoại Đức thì những nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào nước Đức được đối xử giống như các công ty trong nước và gánh vác nghĩa vụ như nhau.

Khi các công ty nước ngoài mua, nắm giữ 25% trở lên cổ phần các công ty thuộc lĩnh vực thiết chế cơ sở thì mới bị thẩm tra. Chính vì vậy, Hội thương gia Trung Quốc của Đức đã lên tiếng chỉ trích: “Hành động của Chính phủ Đức cưỡng chế can thiệp việc SGCC mua 20% cổ phần của Công ty 50 Herzt không những vi phạm nguyên tắc cơ bản về đối xử theo luật, mà còn gây nhiễu giao dịch công bằng trên thị trường; đây là cách làm mang tính kỳ thị đối với các nhà đầu tư Trung Quốc”.

Cũng trong tuần qua, chính phủ Đức cũng đã lần đầu tiên lợi dụng Luật đầu tư từ nước ngoài vừa thông qua năm ngoái để ngăn cản Tập đoanh Đài Hải của Trung Quốc thu mua Công ty chế tạo cơ khí “Leifeld Metal Spinning AG”. Tờ “The Wall Strett Journal” đưa tin: một quan chức Đức giấu tên nói, điều này có thể liên quan đến “an ninh và trật tự công cộng” nước Đức, quyết định này sẽ được chính thức tuyên bố tại hội nghị nội các vào ngày 1/8 tới đây. Trước đó, chính phủ đã tiến hành cuộc thẩm tra kéo dài mấy tháng về vụ này.

Vào năm 2017, chính phủ Đức đã thông qua một đạo luật, theo đó, nếu xảy ra việc thu mua 25% cổ phần trở lên hoặc gây nguy cơ cho an ninh và trật tự công cộng thì chính phủ Đức có thể tiến hành thẩm tra vụ giao dịch đó. Điều này giúp cho chính phủ Đức dễ dàng phủ quyết việc nước ngoài thu mua những công ty có ý nghĩa chiến lược.

Theo tạp chí thương mại “Tuần san Kinh tế” của Đức thì “Leifeld Metal Spinning AG” có hơn 200 công nhân, là công ty kỹ thuật đi tiên phong trong lĩnh vực vật liệu cường độ cao, vật liệu do nó sản xuất có thể dùng cho các ngành công nghiệp hàng không và công nghiệp hạt nhân.

Đức ngăn chặn Trung Quốc mua Công ty chế tạo cơ khí Leifeld Metal Spinning AG này.
Đức ngăn chặn Trung Quốc mua Công ty chế tạo cơ khí Leifeld Metal Spinning AG này. 

“The Wall Strett Journal” phân tích cho rằng, những hành động này của Đức là một phần trong nỗ lực của Mỹ và EU nhằm kiềm chế chiến lược đầu tư của Trung Quốc. Vào tuần trước Mỹ cũng đã áp dụng hành động tăng cường thẩm tra các hạng mục đầu tư và các vụ giao dịch của nước ngoài liên quan đến kỹ thuật trong nước. Ngoài ra, chính phủ Anh cũng đã tuyên bố sẽ tăng cường ngăn chặn các kế hoạch của công ty nước ngoài thu mua công ty trong nước, mua bằng sáng chế hoặc tài sản khác.

Đây là lần đầu tiên chính phủ Đức phủ quyết vụ thu mua của công ty Trung Quốc. Ngày 27/7 tại cuộc họp báo, khi một phóng viên hỏi về vấn đề này, ông Cảnh Sảng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói: gần đây quan hệ Trung Quốc – Đức đang không ngừng phát triển về chiều sâu, đầu tư giữa hai bên đang có xu thế phát triển tốt đẹp, có tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy kinh tế và giải quyết việc làm của cả hai nước.

Trước tình hình phức tạp về chủ nghĩa đa phương và chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch hiện nay, là những nền kinh tế chủ yếu trên thế giới, Trung Quốc và Đức phải có trách nhiệm cùng nhau giữ gìn chủ nghĩa đa phương và tự do mậu dịch, thông qua mở cửa hai bên để giúp cho sự hợp tác cùng có lợi đạt tầm cao mới, giúp gìn giữ thể chế kinh tế thế giới mở cửa.

Cảnh Sảng bày tỏ: “Hy vọng phía Đức khách quan xem xét đầu tư của Trung Quốc, tạo khuôn khổ ổn định, môi trường thuận lợi, thị trường cởi mở và công bằng cho các xí nghiệp Trung Quốc tới Đức đầu tư”.