Ván cờ siêu cường Mỹ, Trung Quốc: Bắc Kinh mưu lật đổ thế bá chủ Washington

VietTimes -- Giáo sư Aaron L. Friedberg kết luận các nền dân chủ phương Tây mà bắt đầu là Mỹ phải liên kết chặt chẽ để đối phó với quyền lực Trung Quốc. Nếu họ không làm được điều này, trong dài hạn họ sẽ không thể chống lại cuộc chiến chính trị của Trung Quốc hay cạnh tranh thành công trong những lĩnh vực như quân sự - ngoại giao - kinh tế, theo WOTR.

(tiếp theo kỳ trước)

Để tiến tới những mục tiêu của mình, Washington cần phải giữ lại toàn bộ những chiến lược hỗn hợp mà họ đã theo đuổi kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh nhưng cùng với các đồng minh của mình, họ phải thay đổi về cơ bản sự pha trộn các yếu tố mà những chiến lược này chứa đựng. Tóm lại, Mỹ và các đối tác chiến lược cần nâng cao và thống nhất những đầu tư của họ trong việc cân bằng bao gồm cả về ngoại giao và quân sự. Trong khi đó, điều chỉnh lại một cách cẩn thận hơn, siết chặt hơn tình hình hiện tại trong mối quan hệ xã hội và kinh tế rộng mở tự do với Trung Quốc.

Do sự trỗi dậy của quyền lực Trung Quốc và sự gia tăng những mối đe dọa, hiện tại xuất hiện những xu hướng bù đắp dọc châu Á. Về mặt trận ngoại giao, công việc của Mỹ là thúc đẩy những xu hướng này bằng cách đảm bảo với những người bạn và đồng minh châu Á về những cam kết lâu dài và sâu sắc của mình. Một phần của những nỗ lực này, tương phản với những bằng chứng về sự mềm yếu của chính quyền tổng thống Trump hiện nay, Washington cần nêu bật lên những lợi ích chung kết nối hầu hết các đối tác chiến lược chính của họ bao gồm Đài Loan, Ấn Độ cũng như Nhật, Úc và Hàn Quốc.

Bên cạnh những lợi ích về thương hại hay những lo ngại đơn thuần về địa chính trị, việc chia sẻ niềm tin cung cấp nền tảng kéo dài mối quan hệ hợp tác. Nó cũng sẽ khiến mọi người không còn nghĩ rằng Mỹ đang nhường lại ưu thế khu vực cho một Trung Quốc chuyên quyền.

Tập trận chung giữa Mỹ và Hàn Quốc cuối năm 2017.

Washington cần hành động nhiều hơn để huy động sự hỗ trợ của các đồng minh châu Âu trong việc theo đuổi những mục tiêu chung tại châu Á. Thực tế, rất nhiều chính phủ châu Âu hiện tại chia sẻ nỗi lo của Mỹ về hướng đi của chính sách Trung Quốc trên rất nhiều mặt trận sẽ khiến Washington thực hiện điều này dễ dàng hơn là vài năm trước. Nếu Mỹ và phương Tây làm việc cùng nhau, một liên minh thống nhất toàn cầu có thể tạo ra một áp lực đáng kể với Trung Quốc về tự do hàng hải, nhân quyền, thương mại, an ninh mạng, các hoạt động gây ảnh hưởng về chính trị, bảo vệ tài sản trí tuệ...

Về lĩnh vực quân sự, Mỹ phải thúc đẩy những đảm bảo về an ninh, đẩy mạnh chính sách răn đe, tái đảm bảo với các đồng minh và duy trì khả năng đưa sức mạnh vào và rộng rãi qua khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương bất chấp khả năng chống tiếp cận - chống xâm nhập (A2/AD) của Trung Quốc đang tăng lên. Để làm được điều này cần giảm thiểu khả năng thương vong của Mỹ, các lực lượng đồng minh và những căn cứ ở tây Thái Bình Dương, nâng cao khả năng tổ chức những cuộc tấn công trả đũa chính xác ở tầm xa (phi hạt nhân) và phát triển khả năng đáp trả những hành động gây hấn của Trung Quốc với một vài hình thức phong tỏa bằng hải quân.

Tàu sân bay Nimitz của Mỹ thực hiện tuần tra trên Thái Bình Dương.
Tàu sân bay Nimitz của Mỹ thực hiện tuần tra trên Thái Bình Dương. 

Để đáp trả nỗ lực phong tỏa và kiểm soát các vùng biển lân cận của Trung Quốc, Mỹ và các bạn bè trong khu vực và các đồng minh kể cả những nước ngoài khu vực như Pháp và Anh quốc cần cùng hợp tác để chống lại những nỗ lực của Bắc Kinh thiết lập vùng đặc biệt về hải quân, không quân bằng cách tiến hành các hoạt động tuần trả liên tục ở nơi nào luật pháp quốc tế cho phép. Mỹ cũng cần phải giúp đỡ các đối tác trong khu vực đẩy mạnh khả năng giám sát cũng như chống tiếp cận - chống xâm nhập của họ, khiến cho họ có khả năng phòng thủ tốt hơn không phận và hải phận của mình.

Hành động như vậy tăng chi phí và rủi ro nhưng không có thách thức lớn. Mỹ và các đồng minh biết cách nâng cao hợp tác ngoại giao và đẩy mạnh khả năng phòng vệ. Trong hầu hết những chi tiết được liệt kê ở trên, họ chỉ cần làm nhiều hơn những gì họ đã từng làm. Nhưng có một vấn đề với tất cả các bên là: để thực hiện điều này cần tất cả các đồng minh chia sẻ giá trị với Mỹ cần xem xét lại những điều kiện một cách hoàn toàn công khai và tìm cách để bảo vệ nền kinh tế và xã hội mà không gây tổn hại cho những nền móng cơ bản hay sức sống tới từ việc trao đổi tự do nhất những sản phẩm và ý tưởng.

Trung Quốc xây dựng cơ sở hạ tầng cho Pakistan tại biên giới Ấn Độ.
 Trung Quốc xây dựng cơ sở hạ tầng cho Pakistan tại biên giới Ấn Độ.

Để ngăn chặn các đồng minh và bạn bè châu Á thắt chặt vào "khối thịnh vượng chung" Á Âu mà trung tâm là Trung Quốc, Washington cần có những bước đi để thúc đẩy những dòng chảy đầu tư thương mại rộng nhất có thể trong họ với các nước dân chủ công nghiệp phát triển và ngay bản thân trong nước Mỹ. Với mục tiêu này, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP và Hiệp định Đối tác Kinh tế Nhật Bản EU là công cụ hữu hiệu. Việc chính quyền của tổng thống Trump có quyết định đảo ngược sai lầm khi đã rút khỏi hiệp định TPP nguyên bản có thể là một tín hiệu tốt. 

Với tất cả những bàn luận về sự thống trị về kinh tế của Trung Quốc sắp tới, cần phải nhắc đến khu vực tự do kinh tế bao gồm EU, Mỹ và các thành viên của TPP sẽ bao gồm 60% GDP toàn cầu.

Thay vì áp thuế, Mỹ cần làm việc với các đồng minh dân chủ và các đối tác thương mại để gây áp lực với Bắc Kinh sửa đổi hoặc từ bỏ những "con bài" trọng thương của họ. Nếu thất bại, những thị trường của các nước dân chủ phải hợp tác để bảo vệ nền công nghiệp tiên tiến chống lại thách thức bất công từ những hãng sản xuất Trung Quốc - vốn được chính phủ trợ giá, với thị trường nội địa lớn và được bảo hộ, cùng với những kỹ thuật có được do sự giúp đỡ từ những nước khác thông qua việc chuyển giao hay con đường bất hợp pháp.

Trung Quốc đã xây dựng và bồi đắp trái phép nhiều đảo nhân tạo trên Biển Đông. Ảnh: đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép của Việt Nam.
 Trung Quốc đã xây dựng và bồi đắp trái phép nhiều đảo nhân tạo trên Biển Đông. Ảnh: đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép của Việt Nam.

Khi củng cố chặt chẽ mối quan hệ, những nền kinh tế công nghiệp tiên tiến có thể bắt tay cùng nhau để chống lại việc Trung Quốc sử dụng phương thức đầu tư vào cơ sở hạ tầng để ràng buộc các nước đang phát triển với mình, thúc đẩy tham nhũng và những chế độ bảo thủ trong khi khuếch trương ảnh hưởng và sự hiện diện chiến lược dọc lục địa và hải phận Á- Âu. Những rủi ro và chi phí vô hình còn bao gồm tiền của Bắc Kinh, các chính phủ dân chủ và những tổ chức viện trợ quốc tế cần phải chuẩn bị phương thức thay thế vững chắc đối với các khoản cho vay của Trung Quốc.

Cuối cùng, những chiến dịch tạo ảnh hưởng của Trung Quốc gây ra một thách thức đặc biệt với các xã hội dân chủ bởi họ lợi dụng những giá trị mở và tự do để định hình và sửa đổi tiến trình ra quyết định. Để khiến Trung Quốc khó khăn trong việc thực hiện những hoạt động như vậy, các nền dân chủ cần hành động chung bằng cách đẩy mạnh khả năng phản tình báo, trao đổi thông tin về các hoạt động gắn với các tổ chức và các cá nhân, chia sẻ kinh nghiệm về pháp luật và theo dõi cùng kiểm soát tốt những ảnh hưởng phi lý từ nước ngoài.

Cùng với những khía cạnh phòng vệ, một chiến lược đấu tranh chính trị hiệu quả cũng cần những yếu tố tấn công. Thay vì chấp nhận việc Bắc Kinh không ngừng nói về "quan hệ hợp tác cùng có lợi", các chính phủ cần phải tìm cách chuyển tải thực tế rằng: Dù có những lời cam kết tốt đẹp, Trung Quốc đang có những hoạt động trên diện rộng, gây hấn, mất ổn định, coi thường quy tắc quốc tế, bắt những xã hội khác phải chịu những chi phí bất cân đối và đe dọa quyền tự trị, sự phồn vinh và an ninh của những xã hội này.

Tuy nhiên, dù đã trỗi dậy, Trung Quốc vẫn có nhiều vấn đề về xã hội, kinh tế và môi trường. Những vấn đề này vẫn tiếp tục dấy lên cho thấy khả năng Trung Quốc có thể thống trị châu Á hay thế giới vẫn còn đang bỏ ngỏ.

Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc.
 Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc.

Dù đạt được điều gì, hệ thống chính trị của Trung Quốc vẫn rất hà khắc và nặng nề. Nhiều thành viên trong chính quyền Trung Quốc tham nhũng, chỉ làm giàu cho bản thân và gia đình cũng như phủ nhận nhiều quyền lợi chính đáng của người dân. Bắc Kinh đã có nhiều biện pháp để theo dõi và kiểm soát các hoạt động của chính phủ cũng như người dân. Và thực tế, Mỹ cùng những đồng minh nên tìm cách để lợi dụng điều này hơn là lờ nó đi trong một nỗ lực vô ích để "lại yên lòng một lần nữa".

Nếu muốn chứng minh với người khác về tính hiệu quả của hệ thống chính trị hiện tại, các nền dân chủ bắt đầu từ Mỹ không có sự lựa chọn nào khác là phải bắt đầu sửa lại nhưũng sai lệch gây ảnh hưởng tới những hệ thống chính trị và xã hội. Nếu họ không làm được điều này, trong dài hạn họ sẽ không thể chống lại cuộc chiến chính trị của Trung Quốc hay cạnh tranh thành công trong những lĩnh vực như quân sự - ngoại giao - kinh tế. Nhưng hiện tại, các nước này không còn thời gian xa xỉ nữa, nếu họ muốn bảo vệ những lợi ích và giá trị chung, họ cần hành động cùng nhau, ngay lập tức.