Động lực tăng trưởng chi tiêu quân sự toàn cầu chủ yếu đến từ châu Á

VietTimes -- Tờ Tin tức Tham khảo Trung Quốc ngày 12 tháng 1 dẫn lời Tổng tham mưu trưởng Quân đội Pháp, tướng Pierre de Villiers cảnh báo: "Thời đại vô lo vô nghĩ đã kết thúc". 
Hoạt động huấn luyện trên tàu sân bay USS Carl Vinson Hải quân Mỹ trên đường đến Tây Thái Bình Dương và Biển Đông. Ảnh: war.163.com
Hoạt động huấn luyện trên tàu sân bay USS Carl Vinson Hải quân Mỹ trên đường đến Tây Thái Bình Dương và Biển Đông. Ảnh: war.163.com

Ông cho rằng, ngoài sự bất ổn do chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo gây ra, chiến lược tái vũ trang của các nước lớn cũng đang quay lại, từ đó gây thiệt hại cho các quy tắc "pháp trị" toàn cầu.

Sau nhiều năm giảm đi, từ năm 2015 chi tiêu quân sự toàn cầu lại xuất hiện đợt tăng trưởng mới. Căn cứ vào số liệu của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm, chi tiêu quân sự toàn cầu năm 2015 đạt 1.676 tỷ USD, chiếm 2,3% tổng giá trị sản xuất toàn cầu.

Công ty IHS Markit gần đây cho rằng chi tiêu quân sự năm 2016 tiếp tục tăng lên, mức tăng là 1%. Tình hình tăng trưởng này đã che đậy một số sự thật trái ngược: Sau khi trải qua nhiều năm tăng trưởng mạnh mẽ, một số nước xuất khẩu dầu mỏ như Nga, Saudi Arabia buộc phải cắt giảm chi tiêu vào năm 2016.

Số liệu của Công ty IHS Markit cho thấy, chi tiêu quân sự của Mỹ chiếm 1/3 chi tiêu quân sự toàn cầu, đạt 622 tỷ USD.

Tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Carl Vinson Hải quân Mỹ (ảnh tư liệu)
Tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Carl Vinson Hải quân Mỹ (ảnh tư liệu)

Điều đặc biệt quan trọng là, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump cam kết khôi phục kho vũ khí hạt nhân và tăng cường chi tiêu hải quân. Ông cũng đặt điều kiện cho Mỹ ủng hộ quân sự đối với châu Âu, từ đó làm cho chi tiêu quân sự của châu Âu có thể tăng trưởng.

Sau khi trải qua 15 năm "cắt giảm chi tiêu quân sự", trong 28 nước thành viên EU chỉ có 4 nước (bao gồm Anh, nước lớn thứ ba của chi tiêu quân sự toàn cầu, chi tiêu quân sự năm 2016 là 53,8 tỷ USD) tuân thủ quy định của NATO, sử dụng 2% GDP cho mục tiêu quốc phòng.

Nếu các nước khác đều đạt mục tiêu này thì có nghĩa là mỗi năm chi tiêu quân sự tăng 100 tỷ USD.
Ngân sách chi tiêu quân sự năm 2017 của Pháp sẽ tăng lên tới 32,7 tỷ Euro. Đức dự định đến năm 2020 có chi tiêu quân sự tăng lên tới 39 tỷ USD.

Đặc biệt, do phải ứng phó với sức ép từ Nga, các nước biển Baltic và các nước Đông Âu đều có muốn tiến hành một đợt đầu tư mới về vũ khí trang bị.

Tuy nhiên, nước thực sự đang thúc đẩy chi tiêu quân sự toàn cầu tăng lên không phải là ở khu vực nêu trên. Ngoài sự bất ổn do chủ nghĩa khủng bố cực đoan Hồi giáo gây ra và khu vực vùng Vịnh xuất hiện siêu mức đặt mua vũ khí trang bị (do cạnh tranh giữa Saudi Arabia và Iran gây ra), tăng trưởng chi tiêu quân sự thực sự đến từ khu vực châu Á.

Biên đội tàu sân bay Liêu Ninh Trung Quốc. Ảnh: Cankao
Biên đội tàu sân bay Liêu Ninh Trung Quốc. Ảnh: Cankao

Chi tiêu quân sự của khu vực châu Á đã nhiều hơn 100 tỷ USD so với chi tiêu quân sự của tất cả các nước châu Âu! Trung Quốc đã là nước lớn thứ hai về ngân sách quân sự của thế giới.

Sách trắng quốc phòng công bố tháng 5 năm 2015 đã thể hiện thái độ của Trung Quốc đối với lợi ích chiến lược đặc biệt liên quan đến lợi ích chiến lược trên biển.

Trung Quốc đang ra sức xây dựng một hạm đội hàng đầu. Đây chính là lý do tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc gần đây tiến hành diễn tập quân sự ở Thái Bình Dương. Tàu sân bay thứ hai cũng đang chế tạo.

Kế hoạch “con đường tơ lụa” do Trung Quốc thúc đẩy bao hàm kế hoạch đối với cảng Gwadar của Pakistan, ý đồ "từ phòng thủ đến gia tăng mở rộng sức mạnh theo hướng sẵn sàng chủ động tiến công" của Bắc Kinh khiến cho nước láng giềng Ấn Độ nổi giận.

Gần đây, Ấn Độ đã bỏ phiếu thông qua ngân sách quốc phòng tăng 8%. Trong bảng xếp hạng chi tiêu quân sự toàn cầu năm 2016, Ấn Độ đã tăng hai bậc, hiện đã đứng thứ tư.

Hai tàu sân bay Ấn Độ phô diễn trên biển (ảnh tư liệu)
Hai tàu sân bay Ấn Độ phô diễn trên biển (ảnh tư liệu)