Sự giao lưu,hợp tác quân sự Mỹ - Trung đang có nguy cơ tan vỡ do việc Mỹ trừng phạt việc mua máy bay Su-35 và tên lửa phòng không S-400 của Nga |
Nguyên nhân của hành động này là bởi EDD có “đã tiến hành những vụ giao dịch rất lớn” với Tổng công ty xuất nhập khẩu trang thiết bị quân sự Nga (Rosoboronexport); hồi tháng 12/2017 đã mua 10 máy bay chiến đấu đa năng Su-35 của Nga, năm nay lại tiếp tục mua các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400, bị Mỹ coi là vi phạm “Luật trừng phạt chống đối thủ nước Mỹ” (Countering America’s Adversaries Through Sanctions Act – CAATSA” ban hành ngày 2/8/2017.
Theo tuyên bố của người phát ngôn chính phủ Mỹ thì hành động trừng phạt này được ban thành theo yêu cầu của Tổng thống Donald Trump sau khi đã có sự trao đổi bàn bạc giữa Ngoại trưởng Pompeo với Bộ trưởng Bộ Tài chính Mnuchin. Nội dung trừng phạt bao gồm: Từ chối phê chuẩn giấy phép xuất khẩu của EDD; cấm họ tiến hành mọi giao dịch ngoại hối trong phạm vi quản hạt của nước Mỹ hoặc sử dụng hệ thống ngân hàng của Mỹ và phong tỏa mọi tài sản và lợi ích của họ trong phạm vi kiểm soát của nước Mỹ.
Tướng Lý Thượng Phúc, Chủ nhiệm Bộ Phát triển trang bị Quân ủy - người bị Mỹ trừng phạt
|
Sự trừng phạt đối với tướng Lý Thượng Phúc, Chủ nhiệm Bộ Phát triển trang bị Quân ủy bao gồm: Cấm ông này sử dụng hệ thống ngân hàng của Mỹ và tiến hành giao dịch ngoại hối, phong tỏa mọi tài sản và lợi ích của ông trong phạm vi khống chế của Mỹ, cấm cấp visa nhập cảnh Mỹ cho ông Lý.
Việc trừng phạt cơ quan và tướng quân đội Trung Quốc theo Luật CAATSA được quốc hội Mỹ thông qua tháng 3/2017 và được Tổng thống Donald Trump ký ban hành tháng 8/2017 là đạo luật liên bang trừng phạt chính trị và kinh tế đối với Iran, Triều Tiên và Nga; cho phép chính phủ Mỹ trừng phạt các công ty và cá nhân bị đưa vào “danh sách đen”.
Một quan chức chính phủ Mỹ cho rằng, Trung Quốc là bên thứ 3 bị trường phạt theo đạo luật này do làm ăn với Nga. Điều này thể hiện chính phủ của ông Donald Trump không tiếc hy sinh mối quan hệ với quốc gia khác nhằm chống Nga.
Khỏi cần nói cũng có thể đoán được Bắc Kinh đã phẫn nộ tới mức nào. Chiều 21, tại cuộc họp báo do Bộ Ngoại giao Trung Quốc tổ chức, người phát ngôn bộ này, ông Cảnh Sảng đã bày tỏ “cực kỳ phẫn nộ” và nói: “Cách làm của Mỹ đã vi phạm nghiêm trọng chuẩn tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế, gây tổn hại nghiêm trọng đến quan hệ hai nước, hai quân đội. Chúng tôi mạnh mẽ yêu cầu phía Mỹ lập tức sửa chữa sai lầm, hủy bỏ quyết định trừng phạt; nếu không phía Mỹ phải chịu hoàn toàn hậu quả do hành động này gây nên”.
Điều này khác hẳn với cách phản ứng “nhẹ nhàng” trước việc ông Trump ra lệnh trừng phạt Cục trưởng Công an Bắc Kinh, Bí thư đảng ủy Học viện cảnh sát Cao Nham và 13 người khác vì “vi phạm nghiêm trọng nhân quyền” hồi tháng 12/2017. Hồi đó, tài sản của Cao Nham và những người khác ở Mỹ bị phong tỏa và cấm người Mỹ giao dịch làm ăn với họ, hủy bỏ visa đã cấp và cấm cấp visa nhập cảnh mới.
Theo Đài Truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) tối 22/9, Thứ trưởng Ngoại giao nước này, ông Trịnh Trạch Quang đã triệu ông Terry Branstad - Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc tới để kịch liệt phản đối việc Mỹ tiến hành trừng phạt cơ quan quân đội Trung Quốc và người phụ trách cơ quan này. Ông Trịnh nói: “Hợp tác quân sự Trung – Nga là hoạt động hợp tác bình thường giữa hai quốc gia có chủ quyền, Mỹ không có quyền can thiệp vào”.
Cùng ngày, ông Hoàng Tuyết Bình, Chủ nhiệm Văn phòng hợp tác quân sự quốc tế Quân ủy đã triệu viên quyền Tùy viên quốc phòng Mỹ tại Trung Quốc tới để phản đối hành động trên của phía Mỹ. Ông Hoàng nói: “Hợp tác quân sự giữa hai quốc gia có chủ quyền là điều bình thường, phù hợp với luật quốc tế.Mỹ ngang nhiên tuyên bố áp dụng biện pháp trừng phạt vô lý đối với cơ quan hữu quan của quân đội Trung Quốc và tướng lĩnh cao cấp phụ trách là sự ngang nhiên chà đạp luật quốc tế, thể hiện chủ nghĩa bá quyền, phá hoại nghiêm trọng quan hệ giữa hai nước và hai quân đội, tính chất rất xấu xa.
Tướng Thẩm Kim Long, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc bị gọi về, bỏ dở chuyến thăm Mỹ như kiến
|
Ngày 22/9 trang web của Bộ Quốc phòng Trung Quốc đăng tin, phía Trung Quốc đã nghiêm khắc phản đối việc Mỹ tuyên bố trừng phạt cơ quan và tướng Trung Quốc; đồng thời quyết định triệu hồi về nước Trung tướng Tư lệnh hải quân Thẩm Kim Long đang dẫn đầu đoàn đại biểu Trung Quốc đang tham dự “Hội thảo quốc tế về lực lượng trên biển lần thứ 23” và tiến hành chuyến thăm nước Mỹ chính thức.
Thông báo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc dẫn lời ông Hoàng Tuyết Bình, Chủ nhiệm Văn phòng hợp tác quân sự quốc tế của Quân ủy Trung Quốc nêu rõ: “Trung Quốc quyết định lập tức triệu hồi Tư lệnh Hải quân Thẩm Kim Long đang tham dự Hội thảo quốc tế về lực lượng trên biển lần thứ 23 tại Mỹ và hủy bỏ chuyến thăm chính thức nước Mỹ theo dự kiến; hoãn kế hoạch tổ chức Hội nghị lần thứ 2 Đối thoại Bộ tham mưu liên quân hai nước dự định tiến hành tại Bắc Kinh từ ngày 25 đến 27/9 tới đây. Phía Trung Quốc yêu cầu Mỹ lập tức sửa chữa sai lầm, hủy bỏ việc trừng phạt. Quân đội Trung Quốc và bảo lưu quyền tiếp tục áp dụng các biện pháp đáp trả tương ứng".
Trang tin Đa Chiều cho biết, một số nhà phân tích chính trị ở Bắc Kinh lo ngại, sự phán đoán sai lầm và sự khiêu khích không ngừng của ông Trump khiến người Trung Quốc cảm thấy bị làm nhục và Mỹ đang đụng chạm đến sự tôn nghiêm của chủ tịch Tập Cận Bình.
Đa Chiều dự đoán tới đây Trung Quốc có thể đáp trả bằng cách tuyên bố nhân vật nào đó của Mỹ không được Trung Quốc hoan nghênh để đối phó lại sự trừng phạt tinh thần (smart sanction); tạm dừng hoặc chấm dứt các hạng mục giao lưu, hợp tác trao đổi kinh tế mậu dịch, phong tỏa tài sản và tài khoản ngân hàng, cấm xuất nhập khẩu một số mặt hàng và nguyên vật liệu đặc biệt.