Chính quyền tổng thống Trump đã nổ phát súng đầu tiên trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Sẽ có người cho rằng hầu hết người Trung Quốc đều muốn chính phủ của họ có những biện pháp trả đũa thích đáng và ủng hộ những biện pháp như vậy. Chưa có bình luận nào trên truyền thông đại chúng Trung Quốc chỉ ra rằng tầng lớp tinh hoa Trung Quốc đang chia rẽ sâu sắc về cách đáp trả Washington.
Một bên là những người hăng hái ủng hộ việc ăn miếng trả miếng. Rất nhiều người nhấn mạnh cuộc chiến kinh tế là một phần thiết yếu trong chiến lược của Mỹ để hủy hoại "sự phục hưng vĩ đại của đất nước Trung Quốc". Họ chỉ ra rằng Washington gia tăng nhận thức Trung Quốc là một mối đe dọa nghiêm trọng cho uy quyền của Mỹ và trật tự quốc tế tự do do Mỹ dẫn đầu. Họ tin rằng bất cứ sự thỏa hiệp đơn phương nào cũng sẽ chỉ dẫn tới những đòi hỏi quá quắt hơn từ Washington.
Ông Đào Giải, giáo sư khoa Anh ngữ và Nghiên cứu Quốc tế tại Đại học Bắc Kinh.
|
Trong quan điểm của họ, "giấc mơ phục hưng Trung Hoa vĩ đại" đang nguy ngập hơn bao giờ hết, phải chịu đựng những điều kiện của chính quyền ông Trump để ngừng việc bị trừng phạt về thuế - hay phải trả tiền áp thuế mà không đáp trả - là hy sinh việc "khiến Trung Hoa vĩ đại một lần nữa" để cho ông Trump thực hiện giấc mơ "khiến nước Mỹ vĩ đại một lần nữa".
Nhóm khác thì tập hợp phía sau chính phủ Trung Quốc bởi họ tin rằng Trung Quốc sẽ là người chiến thắng sau cùng trong cuộc chiến thương mại. Sự lạc quan của họ dựa trên rất nhiều yếu tố. Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc rất lớn (hơn 400 tỷ USD hàng hóa vào năm 2017) và đơn giản là khó tìm ra những nhà cung cấp sản phẩm khác ở mức độ tương tự trong thời gian ngắn. Hơn nữa, các biện pháp trả đũa của Trung Quốc sẽ gây bất lợi lớn cho những nông dân Mỹ - những người mang lại ủng hộ thiết yếu cho chiến thắng của ông Trump trong cuộc bầu cử 2016. Họ dự đoán rằng, sớm hay muộn các nhà nhập khẩu và nông dân sẽ thúc đẩy ông Trump phải giương cờ trắng.
Nhóm khác rất dè dặt về sự trả đũa của Trung Quốc. Một vài trong số họ tranh luận rằng Trung Quốc sẽ có kết cục thảm bại. Sự bi quan của họ có vẻ cũng chính đáng. Một cuộc chiến thương mại hầu như chắc chắn sẽ gây ra giảm mạnh xuất khẩu, gây hại cho nền kinh tế vốn đã chững lại của Trung Quốc. Một cuộc chiến kinh tế cũng có thể tàn phá thị trường tài chính Trung Quốc, khai mào cho việc số lượng lớn vốn sẽ đổ ra nước ngoài và làm sụt giảm tỷ giá đồng nhân dân tệ. Mỹ có thể chịu đựng cuộc chiến tranh thương mại tốt hơn vì nền kinh tế của nước này đang được bảo đảm phát triển mạnh mẽ.
Mỹ đã khởi động cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.
|
Rất nhiều người khác tán thành quan điểm rằng áp lực từ bên ngoài là một nguồn lực mạnh mẽ để tái cơ cấu nội địa. Họ tin rằng Bắc Kinh nên chấp nhận những đòi hỏi ban đầu của Washington bao gồm cả việc giảm thuế quan đồng loạt, tạo ra cách tiếp cận thị trường tốt hơn cho các công ty nước ngoài và giảm trợ cấp với các xí nghiệp do nhà nước sở hữu. Họ khẳng định những biện pháp này không chỉ làm lợi cho tầng lớp bình dân Trung Quốc mà còn tạo điều kiện thuận lợi để phát triển bền vững. Họ nhấn mạnh rằng con đường tốt nhất để cạnh tranh với kinh tế Mỹ là tái cơ cấu nền kinh tế trong nước một cách sâu sắc hoặc Trung Quốc có thể "thắng một trận đánh nhưng thua cả cuộc chiến".
Dễ hiểu hơn, người ủng hộ chiến tranh thương mại có thể gọi là những người theo chủ nghĩa dân tộc, trong khi ngược lại là người theo tự do chủ nghĩa. Những người theo chủ nghĩa dân tộc có khuynh hướng coi cuộc chiến thương mại trong khung cảnh rộng hơn là sự cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung, coi Mỹ là mối đe dọa lớn nhất với giấc mơ phục hưng Trung Quốc. Ngược lại, những người theo chủ nghĩa tự do thiên về việc xem Mỹ không phải là một mối đe dọa mà là chất xúc tác để Trung Quốc tái cơ cấu nền kinh tế nội địa và là một tấm gương để noi theo. Cả những nhà dân tộc chủ nghĩa hay tự do chủ nghĩa đều muốn Trung Quốc "vĩ đại một lần nữa" nhưng quan điểm của họ với Mỹ không thể nào khác biệt hơn.
Cuộc tranh luận gần đây nhất xảy ra xung quanh giáo sư Hồ An Cương thuộc đại học Thanh Hoa, mô tả rộng rãi quy mô mà các thành phần tinh hoa của Trung Quốc bị phân cực bởi Mỹ. Tranh luận đã nảy sinh từ một báo cáo mà ông Hồ An Cương đã phát biểu vào cuối 2017: ông cho rằng Trung Quốc đã vượt qua Mỹ trong các lĩnh vực sức mạnh kinh tế, sức mạnh kỹ thuật và sức mạnh tổng thể. Với cuộc chiến thương mại nổ ra, tuyên bố của ông đã bị chỉ trích và phê phán mạnh mẽ. Về cơ bản, nó đã khiến cho các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc lầm tưởng rằng Trung Quốc đã đủ mạnh để chấp nhận một cuộc chiến thương mại với Mỹ.
Ông Hồ An Cương đưa ra chủ thuyết Trung Quốc đã vượt Mỹ về mọi mặt.
|
Có thể nói ông Hồ An Cương đại diện cho thành viên của nhóm dân tộc chủ nghĩa, người tỏ ra sự tin tưởng về sự suy tàn không thể tránh được của Mỹ và sự trỗi dậy không ngừng của Trung Quốc. Những người phê phán ông có thể coi là một ví dụ của những người theo chủ nghĩa tự do - những người coi ưu thế của Mỹ là không thể thách thức nhưng sự trỗi dậy của Trung Quốc đang tăng độ thách thức cả tại quê nhà và ở nước ngoài.
Trong phân tích cuối cùng thì giới tinh hoa Trung Quốc có vẻ không phải bị phân hóa bởi tự thân nước Mỹ mà bởi những tính chất của nước Mỹ sẽ ảnh hưởng gì tới tương lai của Trung Quốc. Những nhà dân tộc chủ nghĩa có khuynh hướng coi Mỹ và Trung Quốc là hai thể chế chính trị có giá trị hoàn toàn đối lập với nhau. Với họ, sự hòa thuận giữa hai chế độ của hai nước là rất khó xảy ra.
Những người theo chủ nghĩa tự do coi Mỹ là một đất nước có thể và muốn giúp Trung Quốc đạt được sự thịnh vượng, dân chủ, pháp trị và tất cả những giá trị cốt lõi của xã hội đã được tán thành bởi lãnh đạo Trung Quốc. Với họ, Mỹ và Trung Quốc có thể đạt được sự hòa thuận.
Theo một học giả của Mỹ, vấn đề phân cực của Mỹ rất đặc thù nhưng Mỹ không phải là đất nước duy nhất có vấn đề phân cực. Về phía bên kia của Thái Bình Dương, giới tinh hoa Trung Quốc và một bộ phận lớn thường dân cũng đang khác biệt nhau về mặt quan điểm. Sự phân cực sẽ đưa Trung Quốc đến đâu sẽ mang tới kết quả chưa thể nhận định giữa các quan hệ Mỹ-Trung và với sự hòa bình cùng thịnh vượng quốc tế.