Cụ thể, theo bản công bố thông tin của DNP Water, công ty này sẽ dùng nguồn vốn kinh doanh để mua 7,4 triệu cổ phần, tương đương với 26,46% tổng số cổ phần đang lưu hành của CTW. Mức giá chào mua là 24.000đ/cổ phần.
Số cổ phần được DNP Water đăng ký chào mua là loại cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết, không bị hạn chế quyền chuyển nhượng hay bị bất kỳ giới hạn nào với cổ phiếu/cổ đông sở hữu cổ phiếu đó.
Hiện tại, DNP đang nắm giữ 6,3 triệu cổ phiếu CTW. Nếu giao dịch thành công, DNP Water sẽ nắm giữ 13,7 triệu cổ phiếu CTW, nâng tỷ lệ sở hữu từ 22,54% lên 53% tổng số cổ phần đang lưu hành của CTW.
Được biết, CTW thành lập từ năm 2004, trụ sở chính đặt tại Thành phố Cần Thơ, có vốn điều lệ 280 tỷ đồng, với gần 28 triệu cổ phần đang lưu hành.
Trong khi đó, DNP Water là doanh nghiệp được thành lập vào tháng 4/2017, là công ty con hoạt động theo mô hình công ty đầu tư (investment holding), đầu tư sở hữu và vận hành (trực tiếp hoặc gián tiếp) các nhà máy nước tại các địa phương của DNP Corp.
Chỉ sau hơn một năm hoạt động, DNP đã đầu tư và nắm giữ cổ phần/vốn góp tại 18 công ty/dự án trên 12 tỉnh thành trên cả nước, với các dự án nổi bật như: DNP – Bắc Giang, DNP- Long An, DNP – Cần Thơ v.v…
Có thể nói, tình trạng ngập mặn xâm lấn và sạt lở trầm trọng đặc biệt ở các tỉnh phía Nam, mà nguyên nhân phần lớn do khai thác nước ngầm quá mức và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tình trạng khan hiếm nước sạch thì việc những nhà đầu tư tư nhân như DNP Water thực hiện các dự án nhà máy nước mặt thay thế cho nguồn nước ngầm là một bước đi tắt đón đầu rất thông minh và có trách nhiệm với cộng đồng.