Nạn nhân là Nazrin Hassan (Malaysia), CEO Cradle Fund Snd Bhd - một công ty chuyên đầu tư mạo hiểm, ươm mầm và khởi nghiệp. Báo cáo cho thấy chiếc điện thoại đang được cắm sạc bên cạnh nạn nhân trước khi phát nổ.
Khi xảy ra vụ nổ, chiếc giường đã bốc cháy và khói độc tràn ngập khắp phòng. Cảnh sát cho biết Nazrin bị kẹt trong đám cháy, hít phải khói độc và bất tỉnh, sau đó qua đời vì đa chấn thương. Vụ việc xảy ra vào ngày 14-6, một ngày trước lễ kỉ niệm Hari Raya ở Malaysia.
Cradle là một công ty con của Bộ Tài chính Malaysia. Lãnh đạo công ty cho biết, trong hơn 15 năm, Nazrin đã dành nhiều nỗ lực của mình để thúc đẩy kinh phí tài trợ giai đoạn đầu cho các công ty khởi nghiệp công nghệ.
Nạn nhân qua đời khi chỉ mới 45 tuổi, để lại một người vợ và bốn đứa con. Theo một người bạn của gia đình, Nazrin đã phàn nàn về chứng đau nửa đầu vào chiều hôm đó và đi ngủ sau khi đã uống thuốc. Tờ The Star cho biết khoảng 30% cơ thể của nạn nhân đã bị đốt cháy khi vụ nổ xảy ra.
Vụ việc trên là lời cảnh báo cho những ai thường xuyên có thói quen cắm sạc điện thoại trong phòng ngủ hoặc ở những chỗ có nhiều vật dụng dễ cháy nổ. Cho dù đó là Blackberry hay Huawei thì cũng không có gì đảm bảo thiết bị sẽ không phát nổ gây thương tích, thậm chí khiến người dùng thiết mạng.
Cổng thông tin trực tuyến Gazette của Malaysia cho biết Nazrin sử dụng hai chiếc điện thoại Blackberry và Huawei. Hiện vẫn chưa rõ đâu là chiếc điện thoại phát nổ và khiến nạn nhân thiệt mạng.
Điện thoại di động và pin sạc dự phòng là những vật dụng có thể gây cháy nổ, do đó bạn hãy thực sự cẩn trọng trong quá trình sử dụng, hạn chế sạc thiết bị liên tục hoặc để chúng ở những nơi có nhiệt độ cao, đơn cử như cốp xe máy, nhà bếp, ngoài trời…
Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo video về chiếc điện thoại phát nổ trong túi của một người đàn ông tại quán ăn ở Mumbai (Ấn Độ):
Cách hạn chế cháy nổ smartphone
Trước tình trạng cháy nổ smartphone ngày càng nhiều, người dùng nên tự tìm giải pháp bảo vệ mình trước khi xảy ra sự cố. Đa số các nhà sản xuất trước khi bán sản phẩm ra thị trường đều tối ưu vi xử lý nhằm hạn chế việc quá nhiệt. Vậy nên khi thiết bị chạm tới ngưỡng nhiệt độ nhất định, máy sẽ hoạt động ì ạch do CPU phải giảm tốc độ xử lý. Nếu muốn chủ động hơn trong việc kiểm soát, bạn cần phải cài đặt một số ứng dụng của bên thứ ba để smartphone tự động cảnh báo khi thiết bị quá nóng.
Đầu tiên, bạn hãy cài đặt ứng dụng Cooler Master tại http://bit.ly/2I9mg4y để kiểm tra nhiệt độ smartphone. Giao diện chính của Cooler Master (CM) sẽ hiển thị thông tin về nhiệt độ smartphone, dung lượng RAM và CPU chiếm dụng theo thời gian thực.
Nếu cảm thấy điện thoại quá nóng, bạn chỉ cần chạm vào nút Detect Overheating Apps, sau đó đánh dấu chọn vào các ứng dụng đang chạy nền và nhấn Clean Up. Ngoài ra, CM còn có chức năng tự động hiển thị cảnh báo trên màn hình nếu nhiệt độ tăng cao bất thường, giúp người dùng ngăn chặn kịp thời các vấn đề liên quan đến việc hư hỏng phần cứng hoặc cháy nổ.
Để giới hạn nhiệt độ, bạn hãy chạm vào biểu tượng ba chấm ở góc trên bên phải, truy cập vào Settings > Advanced settings > Temperature threshold, đồng thời đánh dấu chọn vào ô High temperature notification. Khi nhiệt độ smartphone tăng quá mức cho phép, ứng dụng sẽ ngay lập tức cảnh báo.
Trong thời tiết nắng nóng như hiện nay, bạn hãy hạn chế đặt smartphone ở các nơi có nhiệt độ cao như gần cửa sổ, trong xe hơi, thùng máy tính… Việc cập nhật ứng dụng cũng giúp khắc phục các lỗi còn tồn đọng trước đó, kể cả quá nhiệt. Ngoài ra, bạn cũng nên gỡ bỏ bớt các ứng dụng không cần thiết hoặc ít khi sử dụng, chẳng hạn như Clean Master, UC Browser…
Bên cạnh đó, bạn cũng nên thay mới viên pin sau khoảng 1-2 năm sử dụng. Tránh sử dụng smartphone khi đang sạc, vô hiệu hóa các tính năng không mong muốn, đưa các thiết lập trên camera về mức trung bình, không chơi game quá lâu… Nhìn chung, khi thấy smartphone quá nóng, bạn nên tắt hẳn điện thoại và để đó khoảng 10 phút.
Có thể thấy, các thương hiệu smartphone Trung Quốc như Huawei, ZTE... đang gặp khá nhiều khó khăn tại thị trường nước ngoài, đặc biệt là Mỹ. Ngoài ra, một số quốc gia khác cũng coi những công ty này như một mối đe dọa, gián điệp người dùng. Bạn đọc quan tâm có thể xem thêm bài viết Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc ZTE trên bờ vực sụp đổ tại http://bit.ly/2K5rMae.
Nếu cảm thấy bài viết hữu ích, bạn đừng quên chia sẻ bài viết cho nhiều người cùng biết hoặc để lại bình luận khi gặp rắc rối trong quá trình sử dụng.
Theo PLO