"Có chú ý đến lập trường và tầm ảnh hưởng của Pháp, cũng như đến mối quan hệ của nước này với khu vực Địa Trung Hải, đặc biệt là với Syria, tôi có thể nói rằng, những nỗ lực của Pháp thể hiện bản thân trong vấn đề Syria có sử dụng tuyên bố của Trump về việc rút quân khỏi Syria phản ánh những mâu thuẫn giữa các trung tâm đế quốc cũng như sự tương tác giữa chúng. Đã từ lâu Pháp cố gắng tác động đến những gì đang xảy ra ở Syria, đồng thời, họ đặt cược vào các đơn vị người Kurd trong khu vực. Và lời tuyên bố của ông Macron được đưa ra vài giờ sau phát biểu của ông Trump về việc "Pháp tin tưởng vào người Kurd ở Syria" và sẵn sàng đóng vai trò trung gian giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các đơn vị tự vệ của người Kurd (YPG) / Đảng Công nhân người Kurd" xác nhận những gì tôi đã nói ở trên", ông Doster nhận xét.
Theo ý kiến của ông, ít có khả năng Mỹ sớm rút quân khỏi Syria. Ông Doster nói thêm:
"15 ngày trước, ông Trump đã tuyên bố:"Việc rút quân khỏi Iraq là một sai lầm của Obama, tôi không có ý định tái phạm sai lầm tương tự ở Syria". Hơn nữa, đến nay Mỹ đã đầu tư những khoản tiền lớn vào các đơn vị tự vệ của Đảng Liên minh Dân chủ (PYD), mà Mỹ coi là lực lượng bộ binh của họ. Ví dụ, đến nay Mỹ đã cung cấp cho các nhóm người Kurd 5.000 xe tải với vũ khí và có kế hoạch sử dụng các nhóm này để thành lập quân đội chính quy lên tới 50.000 người. Bây giờ trên lãnh thổ Syria có 20 căn cứ của Mỹ. Sau khi đầu tư những khoản tiền lớn như vậy, chắc chắn người Mỹ sẽ không rời khỏi Syria trong tương lai gần", ông nói.
Về phần mình, chuyên gia nghiên cứu về Trung Đông ông Bora Bayraktar nhận xét rằng, Pháp đề xuất sáng kiến làm trung gian giữa Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng người Kurd bởi vì chiến dịch Afrin đã kết thúc có lợi cho Thổ Nhĩ Kỳ.