Cuộc chiến ý thức hệ của Vladimir Putin

Trong cuộc đối đầu Đông Tây khốc liệt nhất hiện nay, truyền thông phương Tây đã triển khai một cuộc chiến thông tin dữ dội chưa từng có, nhưng rõ ràng những nỗ lực đó không hiệu quả. Ngược lại, bài phát biểu của Tổng thống V.Putin đã có kết quả bất ngờ.
Cuộc chiến ý thức hệ của Vladimir Putin

Dù người ta nghĩ thế nào về Vladimir Putin (với những hành động của ông, đặc biệt là ở Pháp, khó ai có thể giữ vị thế trung lập) sự năng động sáng tạo và tư duy chiến lược trong những bài phát biểu của ông là một mỏ vàng thực sự cho những người muốn hiểu người đứng đầu nhà nước, khi mà sự không rõ ràng hoặc nói nước đôi gây khó khăn nghiêm trọng nếu muốn hiểu những ý định thực sự của của các lãnh đạo ngày nay. 

Bài phát biểu lớn gần đây nhất của ông (được thực hiện vào ngày 9.05 trong lễ kỷ niệm kết thúc Chiến tranh Thế giới II) cũng không có ngoại lệ cho quy tắc này.Nó có đầy đủ các phương pháp truyền cảm (pathos), trữ tình và tràn đầy lòng yêu nước, cũng như những nội dung mà Tổng thống Nga muốn chuyển đến các nhà lãnh đạo phương Tây. 

Tất nhiên, ông Putin nhấn mạnh, cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại "Great Patriotic War" (người Nga gọi Chiến tranh thế giới thứ hai) đã được khắc ghi trong trí nhớ của dân tộc Nga những dấu vết không thể phai mờ, cuộc chiến tàn khốc buộc người dân Nga vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách nằm ngoài sức tưởng tưởng của con người. "Cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại là cuộc chiến tranh cho tương lai của cả nhân loại - Tổng thống nói: "Cha ông chúng ta trải qua muôn vàn đau khổ, tổn thất và hy sinh. Họ đã lao động quên mình,  vượt ngoài giới hạn con người. Họ đã chiến đấu không tiếc sinh mạng. Họ là những tấm gương sáng chói về tính nhân đạo cao cả và lòng yêu nước chân chính. " 

Nhưng trong bài phát biểu của ông cũng có một nội dung khác.  Cơ bản hơn và mang tính chính trị hơn. Putin cho rằng cần phải thể hiện lòng biết ơn với "các dân tộc nước Anh và Pháp, Mỹ đã có đóng góp vô cùng quý giá vào Chiến thắng cuối cùng" (lưu ý:  "nhân dân" chứ không phải chính quyền, nhà nước ...). Ông ca ngợi sáng kiến ​​gìn giữ hòa bình sau chiến tranh như sự hình thành tổ chức Liên hợp quốc và hệ thống luật pháp quốc tế. 

Dù bài phát biểu mang tính truyền thống, những ở nội dung tiếp sau ngôn ngữ của Putin ít hơn sự lạc quan tích cực và nhiều hơn là sự chỉ trích và cứng rắn, "Tuy nhiên, trong những thập kỷ gần đây, các nguyên tắc cơ bản của Hợp tác quốc tế thường xuyên bị bỏ qua hoặc đơn giản là không quan tâm. Những nguyên tắc này đã được hình thành từ khổ đau, chết chóc của  nhân loại sau những thử thách của chiến tranh toàn cầu. Chúng tôi đã thấy rất rõ những nỗ lực hình thành một thế giới đơn cực, chứng kiến kiểu tư duy “Khối liên minh lực lượng” đang gia tăng và phát triển. Tất cả những thực tế này làm suy yếu tính ổn định bền vững của sự phát triển toàn cầu. " 

Theo ông Putin, một trong những bài học chính của Chiến tranh Thế giới Thứ hai đã được thực tế chứng minh là: nếu bất kỳ thành viên nào của thế giới tách riêng ra khỏi hệ thống luật pháp quốc tế với tham vọng bá chủ quyền lực sẽ làm suy giảm sự ổn định và hòa bình thế giới. Một cách chuyển hướng thông minh: ông quay sang chỉ trích Mỹ và các nước có tư tưởng bá quyền (dù không công khai) bằng những lập luận logic của mình và nhấn mạnh rằng "tư duy Khối lực lượng liên minh" cũng như theo đuổi một hệ thống đơn cực là yếu tố gây nguy cơ xung đột rất lớn đối với sự ổn định toàn cầu. 

Tổng thống Nga cho rằng những hành động của Mỹ và châu Âu (Putin có góc nhìn như chư hầu Mỹ) đối lập với hệ thống quốc tế, được xây dựng dựa trên sự tôn trọng chủ quyền và bình đẳng của các quốc gia, "mục tiêu chung của chúng ta phải là phát triển một hệ thống an ninh bình đẳng cho tất cả các quốc gia." 

“Học thuyết an ninh quốc tế” của Putin dựa trên sự tôn trọng chủ quyền, bình đẳng của các dân tộc và không cho phép cách tiếp cận đơn phương không phải là một lý luận gì đó mới. Đây là những gì ông Putin nói ngày 24 tháng 10 trong cuộc hội thảo của câu lạc bộ "Valdai": "Dưới sự thống trị của một quốc gia và các quốc gia vệ tinh của nó" việc tìm kiếm các giải pháp toàn cầu "thường trở thành mong muốn áp đặt những công thức của riêng họ, phổ quan cho tất cả. (...) Ngay cả khái niệm về "chủ quyền quốc gia" cho phần lớn các quốc gia chỉ còn là một giá trị tương đối, trên thực tế, công thức đã được đề xuất với hình thức “nhân quyền cao hơn chủ quyền”. Càng thể hiện sự trung thành với một trung tâm quyền lực có ảnh hưởng duy nhất trên thế giới, càng làm cho tính hợp pháp quốc tế của một chế độ bất kỳ được gia tăng." Ngày 04.12. 2014, phát biểu tại viện Duma Quốc gia Nga, Vladimir Putin, duy trì định hướng chính trị đó, đã chỉ trích Châu Âu: ". Nếu một số các quốc gia châu Âu, niềm tự hào dân tộc và độc lập chủ quyền là được coi là  khái niệm đã quên - và là khái niệm xa xỉ, thì đối với Liên bang Nga – đó là vấn đề cần thiết nhất." 

Người ta không biết liệu Tổng thống có tin tưởng vào những lời phát biểu của mình hay không, nhưng vị thế của ông khác biệt hoàn toàn ở sự nhất quán và hiệu quả. Bởi vì chỉ có bị mù mới không nhìn thấy vị trí, vai trò của ông Putin cuốn hút mọi người như thế nào, kể cả ở châu Âu. Những người đấu tranh về chủ quyền, những đối thủ của Mỹ, phe bảo thủ - rất nhiều người thực sự nhạy cảm đã đồng thuận với "học thuyết Putin". Và khó có thể coi đây là một sự trùng hợp, những hình ảnh được dàn dựng về một ông "vua" (trên lưng ngựa, trên thảm, trong một chuyến đi câu cá) hiện nay xuất hiện ngày càng ít đi: không thể chinh phục trái tim của mọi người bằng những hình ảnh đẹp mà phải bằng những lời hùng biện đẹp. Một cuốn sách được xuất bản vào tháng Hai, "Trong đầu của Vladimir Putin," nhà văn Michel Elchaninoff đã nỗ lực tiến hành phân tích chi tiết các nguồn tư tưởng (Slavophilism, Eurasianism, ngay cả của triết gia Kitô giáo Berdyaev) là nguồn cảm hứng của V.Putin, hiểu rất rõ sức mạnh của những truyền thuyết lịch sử quốc gia và những người truyền đạt xuất sắc nhất. 

Trong câu chuyện này, đã mở ra một trong những thế mạnh (có lẽ rất ít người quan tâm đến nó) của tổng thống Nga V.Putin, ông nhận thấy rõ nhất là cuộc đối đầu trên trường thế giới không thể đơn thuần chỉ có trong đàm phán và mối quan hệ của các lực lượng chính trị, mà còn có trong lĩnh vực tư duy và ý tưởng của mỗi người.

Bài viết “La bataille de Vladimir Poutine idéologique” của tác giả Mathieu Slama đăng trên báo " Le Huffington Post ", Pháp cho thấy một khía cạnh khác của vấn đề đối đầu Đông Tây vì lợi ích của quốc gia cũng như vị thế của người lãnh đạo nhà nước, được thể hiện trong bài phát biểu của Tống thống Nga nhân Lễ kỷ niệm 70 năm ngày Chiến thắng Phát xít Đức. Dù tác giả không muốn ca ngợi, nhưng để tạo được một thế trận tư tưởng chính trị tinh thần, xây dựng lòng tự hào dân tộc và ý chí đoàn kết mọi thành phần trong một quốc gia rộng lớn và đa chủng tộc như nước Nga cũng như tìm kiếm sự ủng hộ trên trường thế giới, V.Putin đã thành công. Ông đã vượt trên tất cả các đối thủ, những nhà lãnh đạo khác, trong đó có nước Pháp. Có một chút so sánh và ước muốn “de Gaulle” của  tác giả trong bài viết này.

Theo: QPAN