Con đường chiến thắng của tên lửa SAM-2 tại Nga, Việt Nam, Cuba,Trung Quốc

VietTimes -- Cơ sở phòng không của Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ là tên lửa của Liên Xô S-75 "Dvina" (còn gọi là SAM-2). Tổ hợp này là hệ thống kỹ thuật phức tạp có khả năng tiêu diệt các mục tiêu trên không trong ở khoảng cách lên đến vài chục cây số.
Con đường chiến thắng của tên lửa SAM-2 tại Nga, Việt Nam, Cuba,Trung Quốc

Trong học tập tại các trường bay ở Liên Xô hoặc do các chuyên gia Liên Xô hướng dẫn tại Việt Nam. Bản thân các phi công Liên Xô không trực tiếp tham chiến ở Việt Nam.

Nhưng đối với các chuyên gia tên lửa Liên Xô tại Việt Nam, điều kiện hạn chế như vậy không tồn tại.

Cơ sở phòng không của Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ là tên lửa của Liên Xô S-75 "Dvina". Tổ hợp này là hệ thống kỹ thuật phức tạp có khả năng tiêu diệt các mục tiêu trên không trong ở khoảng cách lên đến vài chục cây số.

Tổ hợp "Dvina" bao gồm trạm radar hướng dẫn, sáu bệ phóng và tên lửa hai giai đoạn đất-đối-không. Thông số kỹ thuật và các tính năng thiết kế cho phép triển khai và bố trí tổ hợp tại vị trí chiến đấu sau 4-5 giờ, và tháo dỡ để rút lui trong 4 giờ. Tốc độ chuyển động của "Dvina" trên đường là khoảng 20km/h.

Ban đầu "Dvina" được thiết kế như tổ hợp cơ động, có thể dễ dàng triển khai bên cạnh bất kỳ đối tượng nào mà đối phương có thể tiến hành không kích. 

Các tổ hợp này được chế tạo trong những năm 1950 của thế kỷ trước, để bảo vệ các đối tượng chiến lược quan trọng trên lãnh thổ Liên Xô, đối phó với việc Hoa Kỳ bắt đầu sản xuất hàng loạt máy bay ném bom chiến lược "B-52".

"Dvina" có thể tiêu diệt tất cả máy bay chiến đấu tiềm năng ở các nước phương Tây khi đó. Hiệu quả của tổ hợp tên lửa phòng không này khiến các chuyên gia quân sự kinh ngạc. 

"Dvina" có thể tiêu diệt các mục tiêu đang bay với tốc độ lên đến 1.500 km/h ở độ cao từ 3km đến 22 km. Để tiêu diệt một chiếc máy bay chỉ mất 1 hoặc 3 tên lửa. 

Không một hệ thống pháo phòng không nào có được đặc tính như vậy.

Ở Liên Xô,  các hệ thống tên lửa phòng không S-75 "Dvina" đã được trang bị cho quân đội  từ tháng 11 năm 1957. Và ngay sau đó, loại vũ khí này bắt đầu ghi được những bàn thắng quân sự của mình.

Chính thức "Dvina" được khai trương ngày 16 tháng 11 năm 1959 — hai năm sau khi được trang bị cho quân đội. Ngày hôm đó, tại khu vực Volgograd, một khí cầu của Mỹ với mục đích tình báo đã bị bắn rơi. Nhưng một tháng trước đó "Dvina" đã từng thử lửa, nhưng không ở Liên Xô, mà tại Trung Quốc. 

Một thời gian ngắn trước đó Liên Xô đã chuyển cho Trung Quốc mấy hệ thống tên lửa "Dvina". Ngày 7/10/1959, tại khu vực Bắc Kinh, 3 tên lửa đã  tiêu diệt máy bay trinh sát của Đài Loan ở ở độ cao 21 km.

Ngày 1 tháng 5 năm 1960, máy bay do thám Mỹ "U-2" đã xâm phạm không phận của Liên Xô, đã kịp bay từ Đông sang Tây hơn một nửa đất nước. Không thể bắn trúng máy bay này bằng pháo phòng không. Trên bầu trời tỉnh Urals, tên lửa "Dvina" đã bắn rơi máy bay do thám Mỹ.

Hai năm rưỡi sau đó, "Dvina" chứng tỏ khả năng của mình trên bầu trời Cuba. Khi đó, ở đỉnh cao cuộc "khủng hoảng Caribbe", lực lượng tên lửa Liên Xô đóng quân ở Cuba đã bắn hủy chiếc máy bay "U-2" thứ hai của Mỹ.

Như vậy, tháng Hai năm 1965, khi các nhà lãnh đạo Liên Xô và Việt Nam thỏa thuận ở Hà Nội về viện trợ quân sự quy mô lớn của Liên Xô cho Việt Nam, câu hỏi tên lửa nào bảo vệ bầu trời Việt Nam đã không hề phải đặt ra. Tổ hợp "Dvina", với khả năng tiêu diệt tất cả các máy bay phương Tây khi đó, cũng như tất cả các phương tiện không kích tiềm năng cũng được báo chí phương Tây nhắc đến.

Tổ hợp "Dvina" bắt đầu được đưa tới Việt Nam mùa xuân năm 1965, đã trở thành tên lửa SAM đầu tiên trong thế giới tham gia các hoạt động quân sự ngay tại mặt trận. Chiếc máy bay địch đầu tiên đã bị "Dvina" tiêu diệt trên bầu trời Việt ngày 24/7/1965. 

Ngày này đã trở thành ngày thành lập lực lượng tên lửa Việt Nam. "Đây là loại đạn chí mạng nhất từ trước tới nay trong các loại đạn bắn từ mặt đất lên máy bay" - "Tạp chí không quân" của Mỹ viết cuối những năm 60.

Theo Sputnik