Chuyển Crimea cho Ukraine trong năm 1954: ý chí tập thể hay cá nhân Khrushchev?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Cho đến nay vấn đề chuyển bán đảo Crimea của Nga cho Ukraine là quyết định tập thể hay ý chí cá nhân Khrushchev - người đứng đầu Đảng CSLX lúc bấy giờ vẫn là câu hỏi cần tiếp mục giải đáp.
Nikita Khrushchev - người được ho rằng quyết định chuyển Crimea cho Ukraine (Ảnh: Tư liệu)
Nikita Khrushchev - người được ho rằng quyết định chuyển Crimea cho Ukraine (Ảnh: Tư liệu)

Tháng 4/1954 mọi thủ tục pháp lý về việc chuyển bán đảo Crimea từ CHXHCN Liên bang Xô Viết Nga (RSFSR) sang CHXHCN Xô Viết Ukraine (USSR) đã được thống nhất, sau đó thời kỳ 60 năm lịch sử Crimea của Ukraine bắt đầu. Tuy nhiên, tính hợp pháp của quyết định chính trị này, như trước đây, vẫn gây ra nhiều vấn đề.

Dưới sự chấp thuận chung

Lần đầu tiên vấn đề giao Crimea cho Ukraine được nêu ra tại cuộc họp Đoàn chủ tịch BCHTW ĐCS Liên Xô (sau này cơ quan này được gọi là Bộ chính trị) ngày 25/1/1954 –dù các nhà sử học nhận thấy rằng các chiến hữu của Stalin đã nghĩ đến vấn đề này từ những năm cuối đời của vị lãnh tụ này.

Phiên họp do Georgi Malencov làm chủ toạ. Kết quả, ban lãnh đạo đảng đã thông qua sắc lệnh “Về việc giao tỉnh Crimea từ RSFSR sang cho USSR” và quyết định chuyển nó sang cho Đoàn chủ tich Xô Viết tối cao xem xét.

Tài liệu này ngay lập tức được giữ bí mật: các bản sao lục từ nó đã được gửi cho Nikita Khrushchev, Kliment Voroshilov, Mikhail Tarasov (Chủ tịch đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao RSFSR), Demian Corotchenco (chủ tịch đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao USSR). Ngày 5/2 Đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao RSFSR ra nghị quyết Bộ chính trị, còn ngày 19/2 Đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao Liên xô ra nghị quyết tán thành.

Trong nghị quyết, được cơ quan quyền lực cao nhất ở Liên Xô thông qua, có thông báo: “Tính đến sự đồng nhất kinh tế, tính gần gũi lãnh thổ và các mối quan hệ văn hoá, xã hội giữa tỉnh Crimea và USSR, Đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao RSFSR quyết định: chuyển tỉnh Crimea từ thành viên RSFSR sang thành viên USSR”. Ký dưới tài liệu là Voroshilov và Corotchenco.

Khi trình bày ý kiến chung của BCHTW ĐCS Ukraine, Demian Corotchenco bày tỏ sự nhất trí hoàn toàn quyết định chuyển Crimea từ Nga sang Ucraina của Moscow. Ông nhận xét rằng, sự kiện này đáp ứng lợi ích củng cố tình hữu nghị của hai dân tộc anh em và dẫn đến sự phồn vinh hơn nữa của đất nước Ukraine Xô Viết.

Viện cớ cho việc ra quyết định của mình, các quan chức chú ý đến sự gần gũi lãnh thổ của Crimea với Ukraine và mối quan hệ kinh tế chặt chẽ của hai khu vực: theo lời họ bán đảo giống như sự tiếp nối tự nhiên của những vùng thảo nguyên Khersonshchina, và vì thế cư dân miền Nam Ukraine sẽ dễ dàng thích nghi với hoạt động kinh tế ở đây hơn.

Đạo luật về việc sáp nhập tỉnh Crimea vào USSR có hiệu lực kể từ khi nó được phê chuẩn tại kỳ họp Xô Viết tối cao Liên Xô ngày 26/4/1954 và xuất hiện trên báo chí trung ương. Và cần có những thay đổi phù hợp với Hiến pháp của RSFSR và USSR đối với thành phần lãnh thổ của họ. Đặc điểm lập pháp của Liên Xô là như thế, khi mà mọi sắc lệnh và nghị quyết của ban lãnh đạo cao nhất đất nước có hiệu lực pháp kuật chỉ sau khi chúng được công bố trong các cơ quan báo chí trung ương.

Tập thể hay cá nhân

Việc ban hành sắc lệnh định mệnh về việc chuyển Crimea sang thành phần USSR gắn liền với sáng kiến cá nhân của bí thư thứ nhất BCHTW ĐCS Liên Xô Nikita Khrushchev. Theo quan điểm này, bằng cách đó Khrushchev hoặc là mong muốn có sự ủng hộ của các đồng chí Ukraine trong đảng, hoặc là để chuộc lại tội lỗi vì đã tham gia vào việc tổ chức các cuộc đàn áp hàng loạt ở Ukraine hồi còn làm bí thứ nhất tỉnh uỷ Kiev.

Liên quan đến sự ủng hộ của các đồng chí Ukraine thì thấy rõ ràng Khrushchev đã có được nó. Còn về điểm thứ hai, thì phức tạp hơn. Tất nhiên Khrushchev không thể không liên quan đến các vụ đàn áp ở Ukraine, khi lãnh đạo ban chấp hành trung ương của nước cộng hoà này, tuy nhiên, trong lưu trữ không thể phát hiện được một danh sách xử bắn nào có chữ ký của ông ta. Theo lời đồn, ông ta đã ra lệnh “tẩy sạch” hồ sơ lưu trữ, song các nhà sử học cam đoan rằng, thực hiện việc đó mà không để lại dấu vết nào, là không thể.

Quyết định cá nhân của Khrushchev về vấn đề chuyển Crimea cho Ukraine vẫn còn là giả thuyết. Cương vị bí thư thứ nhất trong năm 1954 còn chưa có trọng lượng như trong thời Brezhnev, và tương đối quan trọng là tới lúc đó Khrushchev mới lãnh đạo BCHTW được 4 tháng.

Cho rằng quyết định vấn đề Crimea là của tập thể có nhiều cơ sở hơn. Nhà sử học Ukraine Iuri Shapoval thậm chí nghiêng về giả thuyết khởi xướng vấn đề Crimea là những người có ảnh hưởng hơn vào thời điểm đó: Malencov, Caganovich và Voroshilov.

Hiện nay, giả thuyết kinh tế- thương mại của việc chuyển giao bán đảo thuộc quyền tài phán của USSR được các uỷ viên bộ chính trị nêu ra được cho là có tính khả thi hơn cả. Không thể bỏ sang một bên giả thuyết quà tặng cho nước cộng hoà anh em nhân kỷ niệm 300 năm ngày sáp nhập Ucraina vào Nga.

Còn nhớ rằng, ngày 8/1/1654 Rada Pereiaslavsk- đứng đầu là Bogdan Khmelniski – đã quyết định việc hợp nhất lãnh thổ của quân đội Zaporozhski với Sa hoàng Nga, được củng cố bằng lời thề trung thành với Sa hoàng.

Sự tinh tế pháp lý

Hiện nay điều nhiều người lo lắng không phải là lý do chuyển giao Crimea, mà là cấu thành pháp lý của thủ tục này. Nói cách khác, tỉnh Crimea thuộc thành phần USSR một cách hợp pháp, hay vi phạm luật pháp của Liên Xô. Chúng ta biết rằng tại cuộc họp tháng 2 đáng nhớ của Đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô có mặt chưa đến một nửa thành phần của nó – 13/27 thành viên.

Dĩ nhiên, tất cả đều nhất trí. Cuộc họp bị biến thành thủ tục đơn giản – cuộc thảo luận chỉ diễn ra không quá 20 phút.

Nhà sử học Alecxei Bogomolov chú ý đến việc: quyết định được thông qua không chỉ vội vã, mà còn không tính đến những đặc điểm của luật pháp Liên Xô. Theo lời ông, theo điều 33 Hiến pháp RSFSR năm 1937, Đoàn chủ tịch không được uỷ quyền quyết định vấn đề lãnh thổ nào đó – đó là quyền tuyệt đối của Xô Viết tối cao Liên Xô.

Trong đó ban lãnh đạo RSFSR không có quyền hiến pháp chuyển đất đai của mình cho nước cộng hoà khác: trong thẩm quyền của nó chỉ có việc đệ trình lên Xô Viết tối cao Liên Xô phê duyệt các vấn đề thành lập nước cộng hoà, các tỉnh và khu tự trị mới.

Trong sắc lệnh về việc chuyển Crimea cho Ukraine có nhắc đến “khái niệm chung” nào đó, do chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô Kliment Voroshilov và thư ký Nicolai Pegov ký - nó cần là cơ sở để ra nghị quyết cuối cùng. Tuy nhiên, các nhà sử học đã lục tìm mọi hồ sơ lưu trữ, nhưng không thể tìm ra tài liệu huyễn hoặc này, cũng như trích dẫn nó.

Nhà nghiên cứu Ucraina Dmitri Caraichev cố xua tan mối nghi ngờ về tính chính thống của Kremli. Ông cho rằng việc chuyển bán đảo cho Ukraine có qui chế luật pháp, khi các sửa đổi phù hợp được đưa vào Hiến pháp RSFSR, còn các uỷ viên đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao RSFSR đã nhất trí tán thành những sửa đổi đó.

Các nhà sử học Nga và Ucraina bất đồng ý kiến cả về vấn đề qui chế của Sevastopol. Hồi năm 1948 ban lãnh đạo RSFSR đã phân Sevastopol thành trung tâm kinh tế - hành chính độc lập trực thuộc nước cộng hoà.

Theo ý kiến của phía Nga, nó đã dược đưa ra khỏi quyền tài phán của Crimea và sau khi chuyển giao bán đảo Sevastopol vẫn thuộc thẩm quyền của RSFSR.

Ở Kiev người ta xem qui chế Sevastopol là thành phố và liên quan với RSFSR chỉ bằng các vấn đề tài chính, còn về pháp lý và hành chính nó đang nằm trong biên chế USSR như các khu vực khác của Crimea.

Trong tháng 2/1991 đã diễn ra cuộc trưng cầu ý dân, theo đó tỉnh Crimea được biến thành Cộng hoà tự trị xã hội chủ nghĩa Xô Viết Crimea (ASSR). Cũng trong năm đó còn diễn ra một cuộc trưng cầu dân ý khác, trong đó đặt ra vấn đề về việc giữ lạỊ USSR trong thành phần Liên Xô: 70% tán thành, tuy nhiên điều đó không có ý nghĩa gì.

Ngày 8/12/1991 Liên Xô là chủ thể của quyền quốc tế và thực tại địa chính trị đã chấm dứt tồn tại. Trên bản đồ xuất hiện nước Ukraine độc lập và Crimea ASSR vẫn còn nằm trong thành phần của nó.

Nhiều người thắc mắc tại sao chính quyền Nga lúc đó không chủ động và không cố gắng đưa Crimea trở về nguồn cội thân yêu. Bởi lúc đó người dân Crimea bày tỏ nguyện vọng lãnh thổ nước cộng hoà sẽ thuộc thành phần Liên bang Nga.

Trả lời câu hỏi đó, Gennadi Burbulis (phó chủ tịch thứ nhất chính phủ RSFSR từ tháng 11/1991 đến tháng 4/1992) thừa nhận rằng vấn đề đưa Crimea trở lại thành phần Nga khi đó không được đặt ra, bởi vì trong quá trính ký “hiệp định Belovezh” không có thời gian cho vấn đề đó.