Chứng khoán rơi sâu trong phiên đầu tiên sau Tết

Thị trường tiếp nối những phiên giao dịch tẻ nhạt kể từ cuối năm Ất Mùi, khi các chỉ số chính đều đi ngược lại xu hướng châu Á. VN-Index chốt phiên sáng 15/2 rơi khỏi 540 điểm.
Thị trường tiếp nối những phiên giao dịch tẻ nhạt từ cuối năm Ất Mùi, khi các chỉ số chính đều đi ngược lại xu hướng châu Á. Ảnh: Hoàng Hà.
Thị trường tiếp nối những phiên giao dịch tẻ nhạt từ cuối năm Ất Mùi, khi các chỉ số chính đều đi ngược lại xu hướng châu Á. Ảnh: Hoàng Hà.

75% cổ phiếu không giao dịch trên mức giá tham chiếu là tình trạng chung của cả 2 sàn chứng khoán Hà Nội và TP HCM trong phiên giao dịch đầu tiên sau Tết Nguyên đán. Chỉ số chứng khoán trên sàn TP HCM giảm ngay hơn 4 điểm ngay khi mở cửa phiên, sau đó rơi khỏi vùng 540 điểm. Trong khi đó, sàn Hà Nội có lúc đã phủ màu xanh, nhưng càng về cuối buổi sáng, chỉ số HNX-Index càng lùi sâu, chốt phiên mất 0,45 điểm.

Lúc 11h15, chỉ có 3 mã trong nhóm 30 cổ phiếu dẫn đầu sàn TP HCM giao dịch trên giá tham chiếu, gồm CSM, MBB và REE.

MBB cũng là cổ phiếu có lượng giao dịch lớn nhất, hơn 2,3 triệu đơn vị. FLC vẫn duy trì được lượng giao dịch lớn, nhưng giống như những cổ phiếu bất động sản khác, mã này liên tục giảm giá mạnh, hiện chỉ có 6.400 đồng một cổ phiếu. Riêng HAG lình xình ở mức giá đáy trong nhiều năm, chỉ còn 7.800 đồng một đơn vị.

Tương tự, trên sàn Hà Nội, cổ phiếu bất động sản như SCR, SD9... hay nhóm dầu khí gồm PGS, PLC, PVC... cũng không tăng giá. SCR giao dịch nhiều nhất, hơn 2,6 triệu cổ phiếu.

Giao dịch tẻ nhạt trên cả hai sàn khiến tổng lượng cổ phiếu sang tay chỉ là gần 56 triệu đơn vị, giá trị khoảng 700 tỷ đồng.

Diễn biến của chứng khoán Việt Nam đi ngược lại xu thế chung của hầu hết các chỉ số chính tại châu Á, trừ Trung Quốc. Chỉ số Nikkei tăng 6,13%, trong khi KOSPI tăng 1,38% và Hangseng Index tăng 2,73%.

Theo CNBC, chứng khoán Nhật Bản được hỗ trợ từ tin tức Chính phủ nước này có thể sẽ mở một cuộc họp nhằm thảo liaạn các biện pháp giải quyết suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu cũng như những bất ổn thị trường. Ngoài ra, kết quả kinh doanh khả quan của hàng loạt tập đoàn lớn như Toyota, Nissan và Honda, và đồng yên yếu hỗ trợ xuất khẩu đã giúp thị trường Nhật thăng hoa.

Trong khi đó, chỉ số chứng khoán Thượng Hải giảm 1,57% và chỉ số chứng khoán công nghiệp Thâm Quyến giảm 1,2% trong bối cảnh đồng nhân dân tệ tăng giá lên mức cao nhất so với USD kể từ đầu năm 2016.

Tuần trước, Bộ trưởng Năng lượng của UAE cho biết OPEC sẵn sàng hợp tác để đi đến thỏa thuận cắt giảm sản lượng, nhằm tái cân bằng thị trường, Wall Street Journal đưa tin. Điều này khiến giá dầu mỏ hiện chịu áp lực lớn trong phiên châu Á, khi dầu ngọt nhẹ (WTI) giao kỳ hạn giảm 1,02% xuống mức 29,14 USD một thùng. Giá dầu Brent biển Bắc mất 1,2%, xuống mức 32,96 USD.

Theo Zing