Cận cảnh những trang thiết bị quân sự xa xỉ mà Mỹ bỏ lại ở Afghanistan

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Quân đội Mỹ đã bỏ lại lượng máy bay, xe thiết giáp và hệ thống phòng thủ tinh vi trị giá hàng chục triệu USD ở Afghanistan, sau khi rời khỏi đất nước này.
Chiến binh Taliban ngồi trên một chiếc máy bay quân sự mà Mỹ bỏ lại sau khi rút khỏi sân bay Kabul (Ảnh: AFP)
Chiến binh Taliban ngồi trên một chiếc máy bay quân sự mà Mỹ bỏ lại sau khi rút khỏi sân bay Kabul (Ảnh: AFP)

Tướng Kenneth McKenzie, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ, nói rằng một số trang thiết bị đã bị “phi quân sự hóa”, tức làm cho chúng không thể hoạt động được nữa. Các binh sĩ Mỹ có khả năng là đã sử dụng lựu đạn nhiệt – cháy ở nhiệt độ 4.000 độ C – để tiêu hủy những bộ phận quan trọng của các trang thiết bị này; theo một quan chức giấu tên thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ.

Một quan chức quốc phòng khác của Mỹ nói với Reuters rằng, nhiều trang thiết bị quân sự bị tiêu hủy bằng cách cho nổ, thêm rằng một tiếng nổ phát ra hồi tuần trước ở sân bay Kabul chính là do quá trình tiêu hủy trang thiết bị.

Tướng McKenzie đã đưa ra một danh sách những thiết bị quân sự mà Mỹ đã sử dụng bỏ lại Afghanistan sau khi kết thúc chiến dịch sơ tán khỏi Afghanistan:

MRAP

Một chiếc MRAP mà quân đội Mỹ bỏ lại Afghanistan (Ảnh: AFP)

Một chiếc MRAP mà quân đội Mỹ bỏ lại Afghanistan (Ảnh: AFP)

Có khoảng 70 chiếc xe chiến đấu bọc thép chống mìn (MRAP) – loại xe được thiết kế để chống các vụ nổ gây ra do thiết bị nổ tự chế - đã bị bỏ lại Afghanistan. Đây là mẫu xe được Lầu Năm Góc ca ngợi là đã giúp cứu rỗi sinh mạng hàng nghìn binh sĩ Mỹ. Mỗi chiếc MRAP có giá khoảng 1 triệu USD.

Humvee

Quân đội Mỹ đã bỏ lại khoảng 27 chiếc Humvee, dòng xe chiến thuật hạng nhẹ từng được thay thế bởi MRAP ở chiến trường Iraq và Afghanistan sau khi nó bị cho là dễ chịu tổn thương từ các vụ tấn công bằng thiết bị nổ tự chế. Giá của mỗi chiếc Humvee chưa bằng 1/3 giá của một chiếc MRAP.

Máy bay

Các tay súng của Taliban canh giữ sân bay Kabul sau khi Mỹ rút khỏi (Ảnh: TNS)

Các tay súng của Taliban canh giữ sân bay Kabul sau khi Mỹ rút khỏi (Ảnh: TNS)

Quân đội Mỹ đã bỏ lại khoảng 73 chiếc máy bay ở Afghanistan. Tuy nhiên, ông McKenzie không nêu rõ chủng loại máy bay.

“Những chiếc máy bay này sẽ không bao giờ bay được nữa”, ông khẳng định. Trong khi đó, giới chức Lầu Năm Góc mới đây xác nhận một số bức ảnh cho thấy các chiến binh Taliban đang lái các máy bay trực thăng Apache tại sân bay. Mỗi chiếc trực thăng này có giá hơn 30 triệu USD.

Các phi công Afghanistan cũng từng điều khiển một trong số những chiếc trực thăng hiện đại này để tháo chạy ra nước ngoài. Nhưng phần lớn là bị bỏ lại ở Afghanistan.

Một máy bay tấn công A-29 mà Mỹ bỏ lại (Ảnh: AFP)

Một máy bay tấn công A-29 mà Mỹ bỏ lại (Ảnh: AFP)

Hệ thống chống rocket và đạn pháo

Tướng McKenzie cũng không nêu rõ số lượng các hệ thống như vậy bị bỏ lại Afghanistan. Các hệ thống này được quân đội Mỹ sử dụng để bắn chặn rocket và đạn pháo – mỗi hệ thống có giá khoảng 10 triệu USD.

“Chắc chắn là chúng tôi không muốn để bất kỳ trang thiết bị nào rơi vào tay chúng, nhưng không phải lúc nào chúng tôi cũng có lựa chọn, đặc biệt là khi đang phải rời khỏi một vùng chiến sự” – Thư ký báo chí Nhà Trắng, Jen Pasaki, nói.

Một máy bay vận tải quân sự của Mỹ bị bỏ lại (Ảnh: Xinhua)

Một máy bay vận tải quân sự của Mỹ bị bỏ lại (Ảnh: Xinhua)

Ông McKenzie khẳng định rằng những hệ thống này không còn có tác dụng trong chiến đấu nữa, mà chỉ giống như những “phần thưởng” trong bộ sưu tập mà Taliban thu thập được trong cuộc chiến kéo dài suốt 2 thập kỷ qua.

Theo Loren Thompson, chuyên viên tư vấn công nghiệp quốc phòng và là chuyên gia phân tích quân sự tại Viện Lexington, cho rằng các trang thiết bị mà Mỹ bỏ lại chỉ mang giá trị tượng trưng.

“Trực thăng là món hàng đắt đỏ nhất trong số đó, nhưng khả năng điều khiển và bảo dưỡng của Taliban mà không có sự giúp đỡ từ bên ngoài là rất nhỏ” – Thompson nhận định – “Thiếu hỗ trợ hậu cần của Mỹ cũng sẽ khiến cho trang thiết bị hỏng hóc dần. Thậm chí ngay cả những vũ khí cỡ nhỏ cũng dần dần không thể sử dụng được nếu như không được bảo dưỡng đúng cách”.

Các chiến binh Taliban ngồi trong Đài kiểm soát không lưu của sân bay Kabul (Ảnh: TNS)

Các chiến binh Taliban ngồi trong Đài kiểm soát không lưu của sân bay Kabul (Ảnh: TNS)

Theo nhiều hãng truyền thông, Lầu Năm Góc đã bỏ lại lượng trang thiết bị quân sự trị giá hàng chục tỉ USD mà họ từng trang bị cho quân chính phủ Afghanistan. Chính phủ Mỹ đã chi 83 tỉ USD để huấn luyện và vũ trang cho quân đội Afghanistan. Lầu Năm Góc và cả Nhà Trắng đều nói rằng quân đội Afghanistan có quân số 300.000 người, nhưng thực tế lại ít hơn nhiều.